Những suy tư nhạt nhẽo
Không mùi, không lời đáp, đắng trên môi.
Anh ạ
Đất nước tự hào kỳ diệu những vĩ mô
Sao băn khoăn thế, anh lầm!
Ba, bốn chục xuân xanh là mấy
Có những người bảy tám chục còn trơ
Núi cao, đất thấp, ghế bự to đâu có thiếu?
Đất nước ngày vươn tới những tầm cao
Sao anh đa đoan cơm áo, gạo tiền?
Có những người thượng đội hạ đạp
Đất hoá lâu đài, tài khoản tăng mau
Hát ung dung ơn Đảng ơn Người
Em à,
Kiếp này rừng bị thiêu, cây ngã gục
Biển ứa máu, dầu loang, cá chết
Ruộng cạn khô, cánh đồng ngập mặn
Hải đảo bao la chưa đòi lại cho em
Sao em muốn làm biển xanh, cây cỏ?
Ngột ngạt trưa hè, ngày đêm bụi khói
Miếng ngon em ăn còn nhuộm độc
Ai trả lại thời gian cho em mùa covid?
Còn bây giờ khứu giác cần khẩu trang
Sao em muốn thử làm không khí?
Chúng ta
Có gì đâu phải buồn bã hoang mang
Thế hệ chúng ta rồi tàn
Lời hứa sắp thành, không có thì thôi
Chỉ tội em tôi ngây thơ nhiều dấu hỏi
Hối cải? Làm gì? Ai phá hoại? Nhận bao nhiêu? …
Doan
Phuong
Phạm Lưu Vũ
Tôi để lên đây 2 bài thơ của một già, một trẻ, và cũng là “nhân”,
“quả”.
THẾ HỆ
TÔI, MỘT THẾ HỆ CÚI ĐẦU
Gia Hiền
Thế hệ tôi, một thế hệ cúi
đầu
Cúi đầu trước tiền tài, cúi
đầu sau mông người khác
Cúi đầu trước chính mình,
cúi đầu bạc nhược
Chỉ ngầng đầu ...
... vì ...
... đôi lúc ...
... phải cạo râu !
Thế hệ tôi, cơm áo gạo tiền
níu thân sát đất
Cuộc sống bon chen
Tay trần níu chặt
Bàn chân trần không dám bước
hiên ngang.
Thế hệ tôi, nhận quá nhiều
những di sản hoang mang
Đâu là tự do, đâu là lý tưởng
?
Đâu là vì mình, và đâu là
vì nước
Những câu hỏi vĩ mô cứ luẩn
quẩn loanh quanh ...
Thế hệ tôi, ngày và đêm đảo
lộn tanh bành
Đốt ngày vào đêm, và đốt
đêm không ánh sáng
Nếu cho chúng tôi một nghìn
ngày khác
Cũng chẳng để làm gì, có
khác nhau đâu ?
Thế hệ tôi, tự ái đâu đâu
Và tự hào vì những điều huyễn
hoặc
Tự lừa dối mình, cũng như lừa
người khác
Về những niềm tin chẳng
chút thực chất nào !
Chúng tôi nghe và ngắm những
siêu sao
Chỉ với mươi lăm nghìn cho
vài ba tin nhắn
Văn hóa ngoại giao là trà
chanh chém gió
Và nồi lẩu tinh thần là những
chiếc I-phone
Thế hệ tôi, ba chục đã quá
già
Và bốn chục, thế là đời chấm
hết
Không ghế để ngồi, thì
thôi, ngồi bệt
Mối lo hàng ngày là tiền
trong tài khoản có tăng lên ?
Thứ đắt nhất bây giờ là từng
lạng NIỀM TIN
Thứ rẻ nhất, lại là LỜI HỨA
Sự dễ dãi đớn hèn khuyến mại
đến từng khe cửa
Có ngại gì mà không phản bội
nhau ?
Không, tôi không đại diện
thế hệ mình đâu !
Và thế hệ tôi cũng không đại
diện cho điều gì sất !
Trăm năm sau, lịch sử sẽ
ghi vài dòng vắn tắt :
Có một thế hệ buồn, đã nhạt
nhẽo đi qua ... ! ...
XIN ĐỔI
KIẾP NÀY
Nếu đổi được kiếp này tôi xin hóa thành cây,
Thử những nhát rìu rạch sâu da thịt.
Trong biển lửa bập bùng thử mình cháy khét,
Thử chịu khói độc tàn, thử sống kiên trung.
Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa ruộng đồng,
Thử nếm vị thuốc sâu, thử sặc mùi hóa chất,
Thử chịu bão giông, thử sâu rày, khô khát,
Thử ngập mặn, triều cường, núi lửa, sóng thần dâng.
Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa đại dương,
Thử dầu loang hắc nồng, mùi cá trôi hôi thối,
Đau vì kiệt tài nguyên, khổ vì không biết nói,
Thử biết gồng mình, thử quằn quại đứng lên.
Nếu đổi được kiếp này, tôi xin làm không khí,
Thử khói bụi ngày đêm, thử ngột ngạt trưa hè,
Thử không còn trong xanh vì lũ người ích kỷ,
Thử tiếng ồn đinh tai, thử cái chết cận kề.
Tôi làm gì đây? Khi vẫn kiếp con người!
Tôi nhận về bao nhiêu? Tôi lấy gì trả lại?
Tôi phá hoại những gì? Tôi đã từng hối cải?
Xin đổi được kiếp này…! Trời đất có cho tôi???
18/5/2016
Tác
giả:
Nguyễn
Bích Ngân
14 tuổi.