Lao Ái (sinh không rõ – mất 238 TCN) là cận vệ trong hoàng cung nước Tần với danh nghĩa là hoạn quan. Nhưng thực chất, người đàn ông này là người hầu riêng của Thái hậu Triệu Cơ- mẹ của Tần Thủy Hoàng Doanh Chính- Hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa thống nhất.
Theo Sử kí Tư Mã Thiên, Lao Ái vốn là kẻ không có nghề nghiệp ổn định, dung mạo cũng chẳng đẹp đẽ gì, lại có phần đen đúa. Tuy nhiên, hắn lại khỏe mạnh, cường tráng và nổi tiếng với năng lực tính dục rất mạnh. Để có tiền sống qua ngày, Lao Ái làm nghề phục vụ các quý bà khát tình ở chợ ngoại thành Hàm Dương.
Theo người đời truyền lại, Lao Ái sở hữu dương vật ngoại cỡ. Lao Ái thường hay lấy "cái ấy" của mình làm trò vui. Hắn thường dùng của quý để xỏ vào ổ trục bánh xe, cứ thế đẩy bánh xe đi. Cũng chính vì nhờ chiêu này mà "danh tiếng" của Lao Ái truyền tới tai Lã Bất Vi.
Sau khi Tần Trang Vương – Doanh Dị Nhân qua đời và truyền ngôi lại cho Thái tử Doanh Chính, tức Tần Thủy Hoàng sau này, Lã Bất Vi được phong làm tướng quốc, gọi là trọng phụ. Mẹ của Doanh Chính, Triệu Cơ là thiếp cũ của Lã Bất Vi. Khi Doanh Chính còn nhỏ, hai người vẫn lén lút tư thông với nhau, tình ái rất mặn nồng.
Nhưng khi Tần vương Doanh Chính lớn lên và bộc lộ được tài trí của bậc đế vương, Lã Bất Vi hiểu được nếu tiếp tục tư thông với Thái hậu Triệu Cơ thì sớm muộn cũng bị bại lộ, tai họa không thể lường trước được. Sau nhiều ngày đêm suy tính, Lã Bất Vi đã gọi Lao Ái đến phủ của mình và bàn kế hoạch.
Sau một lần mây mưa với Thái hậu Triệu Cơ, Lã Bất Vi đã chủ ý nhắc tên Lao Ái và khen ngợi người đàn ông này có sinh lực rất cường tráng. Với một người phụ nữ dâm đãng như Triệu Cơ, nghe được chuyện này thì rất ưng thuận.
Hai hôm sau, Lao Ái được Lã Bất Vi bí mật đưa vào cung Thái Hậu bằng xe riêng của mình. Sau một đêm ân ái, Triệu Cơ say Lao Ái như điếu đổ. Lã Bất Vi hiểu dược rằng dùng Lao Ái là kế sách tốt nhất để thoát khỏi người đàn bà dâm dục này.
Tiếp đó, Lã Bất Vi sai người tố cáo Lao Ái phạm tội nặng nên phải tịnh thân. Sau khi bị tịnh thân, Lao Ái được Lã Bất Vi tặng cho Triệu Cơ, làm hoạn quan trong cung của Thái hậu.
Kể từ khi Lao Ái vào cung với tư cách Hoạn quan thì Triệu Cơ chẳng khác nào nắng hạn gặp mưa rào. Đôi bên vui vầy hoan lạc bất kể ngày đêm, thậm chí Triệu Cơ còn sinh được 2 người con trai với Lao Ái. Dĩ nhiên cũng vì chuyện bầu bí này mà Triệu Cơ phải đôi ba lần dời cung sang đất Ung để tránh lộ chuyện gian dâm của mình.
Lao Ái sau đó cũng được sủng ái, thăng quan tiến chức, châu báu đủ đầy, tự xây dựng cho mình một thế lực lớn trong triều. Nhưng cái kim trong bọc giấu mãi cũng đến lúc phải lòi ra, nhất là với kẻ cao ngạo, thích phô trương sức mạnh như Láo Ái.
Năm thứ 9 đời Tần vương Doanh Chính (tức 238 TCN), một trong số những môn khách không được Lao Ái nâng đỡ đã tố cáo hắn thực không phải là hoạn quan và thường thông dâm với Thái hậu. Tần vương Doanh Chính liền giao cho pháp đình điều tra, xét hỏi sự vụ động trời này.
Tháng 9 năm đó, Tần vương Doanh Chính quyết định xử tử cả ba họ nhà Lao Ái. Sau đó, ông giết nốt 2 con của Thái hậu với Lao Ái và đày Thái hậu Triệu Cơ sang đất Ung giam lỏng. Tháng 10 năm 237 TCN, Lã Bất Vị bị cách chức tướng quốc và sau đó khoảng 1 năm Tần vương Doanh Chính lệnh đày cả nhà họ Lã sang đất Thục. Lã Bất Vi sau đó đã chọn cách uống thuốc độc tự tử.
Quỳnh Trang
(Theo Sohu)