Hôm nay thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024
Cái kết khi Triều Tiên cố gắng bắn hạ máy bay nhanh nhất thế giới (16/03/2021 05:05 AM)
Tiến Minh

Chiến tranh Triều Tiên kết thúc bằng một Hiệp định đình chiến vào năm 1953; về mặt lý thuyết, chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và từ đó đến nay, đã chứng kiến nhiều vụ đụng độ giữa hai bên.

Máy bay SR-71 Blackbird
Máy bay SR-71 Blackbird


Máy bay SR-71 Blackbird được đưa vào biên chế Không quân Mỹ năm 1966, đây là loại máy bay trinh sát chiến lược tầm cao, không vũ trang; có khả năng đạt tốc độ tối đa là Mach 3,32 và độ cao 26 km.

Máy bay do thám SR-71 là loại phi cơ nhanh nhất và cao nhất từng được phát triển. Những chiếc SR-71, đã thực hiện nhiều cuộc xâm nhập vào không phận của Liên Xô, Triều Tiên và các đối thủ của phương Tây khác.

Một trong những sự kiện ít được biết đến, nhưng có tính chất rất nghiêm trọng, vào ngày 26/8/1981, một chiếc máy bay SR-71 Blackbird khi bay dọc theo khu giới tuyến, đã bị các đơn vị phòng không Triều Tiên, sử dụng tên lửa phòng không S-75 do Liên Xô cung cấp, phóng liên tiếp hai tên lửa vào máy bay.

Theo thông tin mà phía Bình Nhưỡng tuyên bố, chiếc SR-71 đang hoạt động trong không phận của Triều Tiên. Nỗ lực đánh chặn chiếc SR-71 của Triều Tiên, là vụ tiến công duy nhất, của tên lửa phòng không Triều Tiên, vào máy bay trinh sát của Mỹ.

Hệ thống phòng không S-75 của Triều Tiên đã thành công trong việc theo dõi và khóa chiếc SR-71 trên radar. Mặc dù S-75 của Triều Tiên khi đó, đã được hiện đại hóa, nhưng không thể bám đuổi mục tiêu là chiếc SR-71.

Mặc dù tên lửa S-75 có tốc độ Mach 3,5; nhanh hơn các loại tên lửa tương tự của Mỹ như MIM-23 và nhanh hơn một chút so với chiếc SR-71; nhưng tên lửa phải mất thời gian phóng, tăng tốc, leo cao và bám theo máy bay.

Mặc dù có tốc độ cao hơn chiếc SR-71, nhưng tên lửa S-75 của Triều Tiên không thể đánh chặn được chiếc SR-71, do máy bay SR-71 có hệ thống tác chiến điện tử rất mạnh, làm nhiễu hệ thống dẫn đường của tên lửa S-75, làm cho tên lửa bay lệch khỏi mục tiêu.

Theo tường trình của phi công chiếc SR-71, bị tên lửa phòng không Triều Tiên “bắn trượt” cho biết, phi công nhìn thấy rõ tên lửa của Triều Tiên bay qua máy bay; mặc dù không gây nguy hiểm cho máy bay, nhưng cũng là lời cảnh cáo của Triều Tiên, với các hoạt động do thám của Mỹ.

Vụ tiến công của tên lửa Triều Tiên được giữ kín, nhưng nó cũng ảnh hưởng đến những quyết định sau này của Mỹ; Không quân Mỹ áp dụng cách tiếp cận thận trọng hơn nhiều, khi thực hiện các chuyến bay trinh sát trên Bán đảo Triều Tiên.

Sau một thời gian dài “đi mây, về gió” và làm các hệ thống phòng không Liên Xô bất lực, SR-71 cuối cùng phải đối đầu với “khắc tinh”, đó là máy bay đánh chặn MiG-31 Foxhound và các hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến hơn như S-200 và S-300; điều này đã làm hạn chế khả năng hoạt động của SR-71.

Vào giữa thập niên 1980, phòng không Triều Tiên được Liên Xô trang bị cho hệ thống tên lửa phòng không S-200, có khả năng đánh chặn tốt hơn nhiều so với tên lửa S-75; S-200 có phạm vi tác chiến gấp 4 lần của S-75 và có thể tấn công mục tiêu ở độ cao cực lớn.

Các nguồn tin Nga cho biết, Triều Tiên đã mua hệ thống phòng không tiên tiến S-300 vào những năm 1990, có thể là các biến thể PMU-1 hoặc PMU-2; sau đó Triều Tiên tự phát triển hệ thống phòng không KN-06 (Pyongae-5) và nhiều phiên bản khác, có khả năng xuất hiện trong thời gian tới.

Máy bay trinh sát SR-71 đã bị Không quân Mỹ loại biên dần từ năm 1998, mặc dù Lockheed Martin hiện đang phát triển một loại máy bay trinh sát có tính năng siêu việt hơn, có thể bay cao hơn và nhanh hơn đáng kể, tiếp tục thách thức các hệ thống phòng không hiện đại hơn.

Nhưng hiện nay, Nga đã phát triển một loạt hệ thống phòng không tiên tiến hơn, bao gồm hệ thống tên lửa đất đối không siêu thanh S-500, với tốc độ đánh chặn với những mục tiêu có tốc độ cực đại đến Mach 14+, tầm bắn đến 600 km và tên lửa không đối không siêu thanh R-37 trang bị cho MiG-31.

Khi Liên Xô tan rã và do lệnh cấm vận quốc tế kéo dài, Triều Tiên không còn được “viện trợ” các hệ thống phòng không hiện đại như dưới thời Liên Xô; nhưng với năng lực hiện tại, các hệ thống phòng không của Triều Tiên vẫn có thể bắn hạ được những máy bay có tốc độ siêu thanh như SR-71.

Và với vị trí chiến lược quan trọng của Triều Tiên giáp với Trung Quốc và Nga, khả năng nước này khi cần thiết, vẫn có thể được cung cấp các hệ thống phòng không hiện đại, hoặc các công nghệ cần thiết, để Triều Tiên tự phát triển các hệ thống phòng thủ như vậy. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tiến Minh

 Trở về
Các bài viết khác:
Vua chúa trọng thầy (21/11 05:05:50 AM)

TIN MỚI

TIỆN ÍCH
Giờ tại Sydney

TỶ GIÁ
Nguồn: vnexpress.net
Quảng cáo Quảng cáo

Dành cho quảng cáo