Nằng im lặng một hồi mới trả lời:
- Nếu Công Thuần có tở lợi tìm ông thì ông nói chờ con năm hôm.
Tong năm hôm này con phải kiếm tiền để ông tang tải cho việc mua quần áo và ăn
uống. Với lợi, con phải tị mấy tay đầu gấu ngoài cảng cho chúng chừa cái thói
tấn lột anh em nơi đó. Con thấy gồi, những phu khuân các gấc là cực, tời nắng chang
chang muốn tét da đầu mà giang lưng ra vác bao gạo năm mươi ký đi qua cây cầu
ván gung ginh khiến người chao lên chao xuống, dễ gớt xuống sông như chơi.
Người ta cực khổ như vậy kiếm đồng tiền về cho gia đình mà chúng
nỡ lòng nào ăn tên đầu tên cổ người lao động. Giải quyết chúng xong gồi con sẽ
bắt tay vô điều ta vụ này giúp Thuần.
- Con làm vậy là giúp họ triệt để được hay sao? Con đâu có ở đó
hoài để bênh vực họ?
- Nhưng ít ga cái đám kia cũng biết nơi này bây giờ luôn có một
chuyện huyền vi, bắt buộc phải kiêng dè. Con nghe nói đã nhiều người chống lại
bị chúng nó đánh hội đồng tới chết luôn.
Nằng cười xòa:
- Mà ông lo gì. Con tự có sắp xếp. Tước mắt là lấy lại tất cả
những gì chúng đã móc túi anh em ngoài cảng.
- Ông tin con. Để ông nói lại với Công Thuần.
Đêm đó nằm cạnh Nằng trước khi ngủ, ông Hương làm một giấc một
tới sáng không trở trăn gì, cũng không biết khi ông đang ngủ Nằng vẫn nằm đó
hay đã đi đâu.
•
Ngoài bến cảng.
Mạc Chung có mặt ở cảng ngày thứ hai đã gây chú ý cho anh em bốc
xếp và bọn đầu gấu nơi đó. Người ta nhìn chàng trai ốm yếu như một sinh viên mà
vác nặng thấy ớn. Họ nghĩ nếu có chỗ chất thì chất lên bao nhiêu tay Chu Mã này
cũng vác nổi. Lạ là trọng lượng trên vai nặng như vậy nhưng bước đi của anh ta
nhẹ nhàng khoan thai chứ không ì ạch thở hổn hển như những người khác. Vác xong
một tua, ai cũng nghỉ mệt nhưng Chu Mã thì không, suốt một buổi không thấy cậu
ta ăn uống gì hết mới ngộ.
Nhóm bốn người Bổn, Mộc, Râu, Ngạc nể mặt ông Hương và thương
Thầy Nằng nên ân cần với Chu lắm, cứ đưa chai nước của mình mời Chu nhưng anh
lắc đầu nói không khát. Thằng ngộ, làm như trâu mà không uống miếng nước thì
sao chịu nổi chứ?
Chiều lại tính lương, số tiền phải trả cho Chu hơn gấp đôi mọi
người. Dân lao động nhìn anh thán phục nhưng khi bước ra khỏi cảnh là có một
tốp người chặn lại. Từng người một đưa tiền cho bọn chúng mới được đi. Chu lùi
lại phía sau cùng. Bốn người chung nhà với Nằng cũng làm thủ tục y vậy.
Một tên mặt đầy thẹo đưa tay ngoắc ngoắc Chu, nói giọng trịch
thượng:
- Thằng kia. Biết luật hôn mậy?
Bổn kêu ba người kia sau khi nộp tiền xong đứng lại có ý bảo vệ
anh của Nằng. Nhưng coi mòi Chu không bận tâm chi đến hắn, anh vẫn cúi mặt đi.
Tên nọ gầm lên:
- Thằng chó chết. mầy coi tiếng nói của anh Nhện mầy như gió
thổi qua tai hả? mầy không muốn làm việc ở đây hay sao?
Chu lầm lì cất tiếng:
- Muốn chứ. Nhưng phải làm sao?
- Hôm nay mầy thu nhập gấp đôi con người ta, vậy cũng phải nộp
tiền gấp đôi mới được.
- Nộp cho ai?
- Trời, hỏi cơ hả mậy? Nãy giờ bộ đui không thấy gì hả?
- Mấy anh là ai?
- Biết tụi tao là ai để chi? Chỉ cần mỗi ngày mầy nộp một phần
ba tiền kiếm được ở đây cho anh Nhện là được rồi.
Chu thẳng người nghinh mặt lên:
- Kêu anh Nhện của mấy người ra đây.
Cả đám ào lên:
- Trời ơi thằng này gan. Gặp anh Nhện mà mầy còn mạng để về hay
sao?
Hai ngày, Chu đã biết hết tình hình ngoài cảng rồi. Anh nhìn mọi
người rồi dõng dạc lên tiếng như ra lịnh:
- Một anh đi gọi bảo vệ cảng. Các anh mất bao nhiêu tiền chờ tui
lấy lại trả cho các anh.
Mọi người trợn mắt nhìn Chu chăm bẳm.
Thoáng một cái, Chu đã cầm trên tay tất cả khoản tiền mà các
công nhân bốc xếp giao nộp cho bọn chúng. Đưa Bổn, Chu nói:
- Chú hỏi anh em người mất bao hiêu rồi trả lại cho họ. Phần còn
lại để con ứng phó.
Tốp người của Bổn biết anh em Chu – Nằng không phải tầm thường
nên nhận tiền và gọi mọi người lại trả. Ai nấy đều rụt rè không dám nhận, đưa
mắt nhìn bọn đầu gấu sợ hãi. Thấy cảnh đó, bọn chúng sờ vào túi mình thì trời
ạ, tiền trấn lột nãy giờ đã bay qua tay những người công nhân rồi.
Tức thì bọn chúng ào tới vây quanh Chu Mã:
- Thằng chó. Mầy móc túi tụi tao phải không? Chán sống rồi hả?
Mộc nói sau lưng Chu: “Bảo vệ cảng tới rồi.” Chu liếc ra thấy
bốn người mặc đồ khác thường thì biết là bảo vệ nên giơ hai tay lên trời phân
bua:
- Các chú các anh có thấy tui bước ra khỏi chỗ này đến gần ông
ta không? Tự nhiên gieo oan giá họa cho tui là phường móc túi tui không có chịu
đâu.
Chu nghĩ đơn giản, cho rằng bảo vệ cảng là những người thực thi
công lý, ắt sẽ can thiệp vào vụ này. Nhưng có ngờ đâu, họ bị tên trùm nơi đây
mua chuộc hay hăm dọa gì đó mà tới chủ yếu là để giải tán đám đông. Cho nên, dù
bảo vệ đến rồi nhưng bọn côn đồ vẫn đắc ý.
Chúng xăm xăm lại chỗ Chu đứng, tay ai cũng thủ sẵn nắm đấm bất
cứ lúc nào cũng có thể bửa xuống đầu Chu:
- Mầy là thằng chân ướt chân ráo tới đây bày đặt ra vẻ phải
không? Bộ mầy tưởng muốn làm trùm dễ như trở bàn tay à? Để coi mầy chịu nổi mấy
cú đấm của tao rồi hãy nói.
Chu đưa tay ngăn lại:
- Khoan. Mầy dám cá cược với tao hôn?
- Trời ngon ha! Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ hả mậy?
- Đúng vậy.
Nên nhớ: Núi cao trăng nhỏ. Nơi đây rộng lớn là chỗ cho mọi
người sinh nhai. Tụi bây là cái thá gì mà làm trời ở đây chứ? Ngon cá với tao
một trận. Nếu tao thua, ngày mai chúng bây sẽ không thấy tao nữa. Nhưng nếu tao
thắng thì bọn bây phải cút khỏi chỗ này, trả sự bình yên cho dân cảng để người
ta sống. Bỏ cái thói đói ăn vụng túng làm càng kia đi.
Một tên ngửa cổ lên trời cười vang chấn động cả khu vực:
- Được. Mầy muốn cá gì?
- Tụi bây có thể ùa lên một lượt để đánh tao. Trong vòng mười
phút hễ đụng được tới thân thể tao là tao thua. Vậy thôi, quá dễ cho bây phải
không?
- Nhừ xương không được hối hận nhá? Nhá? Có mọi người làm chứng,
hôm nay mầy tàn đời rồi con.
Chu kêu mọi người dạt ra, anh đứng trơ ra đó, ung dung không có
sự chuẩn bị gì cả. Lật ngửa tay ngoắc ngoắc đối phương, Chu ghẹo gan chúng:
- Nhào vô kiếm ăn. Chấp cả bầy luôn đó.
Tức thì năm người đàn ông lực lưỡng lao vào một chàng trai trẻ
măng. Chúng đánh, đá túi bụi vào người Chu nhưng họ có cảm giác như đấm đá vào
khoảng không. Chẳng ai thấy Chu đánh trả, chỉ thấy anh lượn qua lượn lại né đòn
mà bọn chúng lại đánh trúng nhau chửi bới ầm ĩ. Mọi người vỗ tay reo hò cổ vũ
cho Chu, bốn bảo vệ cảng chỉ biết trố mắt ngây người ra nhìn mà không dám can thiệp.
Chu ra dấu cho tốp công nhân bốc xếp giải tán, anh cũng theo bốn
người kia về. Hiện trường còn lại bọn chúng tự cấu xé với nhau và bốn người bảo
vệ chứng kiến.
Hôm đó, không ai bị mất đồng bạc nào cho sự trấn lột vì Chu đã
lấy lại giúp họ rồi.
•
Buổi tối, ông Hương tìm đâu ra được bình ly, có bịch trà bên
cạnh, ông nấu nước châm cùng uống với bốn người họ. Bổn nhìn hai ông cháu, hồ
hởi:
- Nay mãn nhãn ghê chú Hai. Công nhận ông có hai thằng cháu quá
dữ.
Nằng cười:
- Con kể cho ông con nghe hết gồi.
- Ủa? Hồi đó mầy ở đâu?
- Ở đó chứ đâu. Con móc túi tụi nó đưa anh con á.
- Ủa? Vậy mầy ra tay đó ha?
- Chứ ai vô đây? Hê hê hê…
Râu vò đầu nằng, khoái chí:
- Anh em mầy nay làm náo động cảng hết chứ bộ chơi à. Mai chưa
biết chuyện gì xảy ra. Động tới ổ trùm Nhện rồi. Mầy biết, nó đã từng trắng
trợn giết một mạng người rồi cột đá dìm xuống giữa sông. Ai cũng biết nhưng
không ai dám tố cáo. Nhân viên bến cảng lại càng không dám vì muốn yên ổn. Đám
này không coi luật pháp ra gì đâu.
Nằng nghiêm sắc mặt như người trưởng thành:
- Chắc chắn mơi lại có cuộc chạm tán lớn giữa anh con ví lợi tay
tùm đó. Nhưng không sao đâu, ảnh tị nó một lần là tởn tới già.
Dàn xếp xong xuôi gồi anh con phải đi chỗ khác chứ đâu ở đó hoài
được.
- Đi đâu nữa mậy? Không cần kiếm tiền sao?
- Ôi thiếu gì cách kiếm tiền chú ơi. Tại nghe mấy chú nói có đám
phách lối làm anh chị ở đó nên muốn tới dạy cho chúng bài học nhớ đời thôi.
Bổn ngạc nhiên chau mày ngó Nằng:
- Mầy mới mười tuổi mà khẩu khí ghê quá vậy mậy? Mẹ bà, ngày nào
đó anh em mầy rời khỏi đây tụi nó trả thù tụi tao, lấy ai chống đỡ.
- Tời ơi, anh con cũng tính tước tính sau đâu ga đó gõ gàng gồi
mới đi chứ sao lại đưa mấy chú vô thế kẹt được. Đừng lo, qua ngày mơi là chúng
xếp càng lợi hết cho mấy chú coi. Xã hội có luật pháp, mà nếu mặt tời xa quá
thì mình phải tìm cách tự tỏa sáng thôi chứ siêu. Hê hê hê…
Mộc buồn buồn:
- Mầy đi rồi chắc mấy chú nhớ lắm. Mới có mấy bữa mà lưu luyến
quá chừng. Nhưng dù sao cũng phải đi nới khác chứ chỗ này không ở lâu được.
Tháng sau là ngày giỗ hội dòng họ Nguyễn. Người trong tộc gom về đông lắm để
chuẩn bị. Tuy nói là họ Nguyễn nhưng bây giờ đa số hình như là họ Lưu. Họ này
chắc của bên bà Nguyễn. Nhìn bài vị tao độ âm thịnh dương suy rồi.
Ông Hương nghe tới đây bèn cất tiếng hỏi:
- Mấy chú có biết gì về Từ Đường này không?
Bốn người nhìn nhau rồi Bổn nói:
- Nghe nói người cuối cùng của họ Nguyễn đã tạ thế mấy năm
trước.
Sau đó mỗi năm ngày giỗ hội là tại nơi đây chết một người. Giữ
gìn kỹ lưỡng cách mấy cũng không thoát. Chết lãng nhách vậy đó. Đi vấp té đập
đầu vô tường hôn mê rồi chết. Cúng xong nhậu như bị ai đổ rượu vô miệng uống
say đứt ruột chết luôn. Tự nhiên đamg ngồi ăn nhậu cái nhìn thấy gì, mắt trợn
trắng ú ớ, hộc máu vòi vòi chết.
Mấy năm liên tiếp đều như vậy nên năm rồi bị bỏ hoang, hôm nọ có
người tới coi sơ qua, nghe đâu năm nay cúng giỗ hội rồi đem tất cả bài vị vô
gửi chùa còn cái từ Đường này bán cho người ta để mở cửa hàng Bách Hóa Xanh gì
đó. Nếu mà tin dị đoan đó hả? Đố ai mà dám mua. Nhưng có người coi và chịu giá
rồi.
Từ Đường này giờ phải tính tỷ tỷ chứ không ít đâu.
- Chú nói người họ Nguyễn cuối cùng đã mất, vậy ai bán Từ Đường?
- Tất nhiên là vợ rồi. Vợ họ Lưu đó.
Ông Hương mường tượng ra vụ án oan khuất gì đó che giấu bên
trong, nhất là sau khi đã gặp Công Thuần. Ngó qua Nằng, thằng nhóc lim dim cặp
mắt như đang suy tính gì đó. Những lời nó nhờ ông nhắn lại với Công Thuần chắc
Thuần đã nghe nên tối qua và trưa nay ông không gặp lại Thuần nữa. Nếu có vấn
đề oan khuất bên trong chắc chắn Nằng sẽ không làm ngơ.
Đêm đó, sau khi ông Hương ngủ say. Mạc Chung đã đi gặp hồn oan
của nguyễn Công Thuần.
•
Hết chương 06.
Còn tiếp chương 07.
Lê Nguyệt