Bạn có thể đã nghe nói về các giống chim khổng lồ đến từ phim khoa học viễn tưởng đình đám Sesame Stree, nhưng bạn đã bao giờ nghe nói về loài chim siêu khủng Argentavis magnificens chưa?
Sinh vật khổng lồ này thống trị bầu trời Argentina sáu triệu năm trước và là một trong những loài chim lớn nhất từng tồn tại.
Đứng cao hai mét, Argentavis cao hơn một con người với sải cánh dài bảy mét! Loài chim này là một kẻ săn mồi đáng sợ và các nhà nghiên cứu tin rằng, loài Argentavis có thể ăn thịt cả đồng loại.
Còn được gọi là con lười mặt đất khổng lồ, megatherium từng sống ở cả Bắc Mỹ và Nam Mỹ khoảng 11.700 đến 2,6 triệu năm trước, và là một trong những động vật có vú lớn nhất từng tồn tại.
Nặng tới 4.000 kg, megatherium trông giống như một con lười, nhưng lại to và nặng như một con voi! Vì vậy, không giống như những con lười mà chúng ta biết ngày nay leo cây để ăn lá, megatherium đủ cao để chạm tới lá cây trên ngọn cây cổ thụ.
Bạn có thể đã nghe nói về voi ma mút lông cừu nhưng bạn có biết về "người bạn thân" khác có chung kiểu lông này không, đó là tê giác lông cừu. Chúng dài 3 mét và nặng từ 1.800 đến 2.700 kg!
Tê giác lông cừu lang thang trên trái đất từ cuối Kỷ Băng hà cho đến khoảng 8.000 năm trước Công nguyên. Một số nhà nghiên cứu tin rằng, nguyên nhân tuyệt chủng của chúng là do sự thay đổi khí hậu khắc nghiệt.
Khoảng 8.000 năm trước, có một loài tên là sivatherium di chuyển quanh lục địa Bắc Phi hoặc Châu Á. Chúng trông giống như sự pha trộn giữa một con hươu cao cổ và một con linh dương. Sivatherium rất lớn và có đôi vai thực sự mạnh mẽ để giữ cái đầu to và nặng của nó. Đó là bởi vì sivatherium không chỉ có một bộ sừng mà là hai bộ sừng - một bộ trên đỉnh đầu và một bộ ở trên mắt.
Smilodon lấy tên từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "lưỡi" và "răng", điều này rất phù hợp vì chúng có những chiếc răng nanh to và cong dài tới 28 cm diện mạo như lưỡi dao. Những con mèo rừng khổng lồ và đáng sợ này từng sống trong các khu rừng ở Bắc, Nam và Trung Mỹ, và ăn thịt bò rừng, linh dương và ngựa cách đây khoảng 42 triệu năm trước.