Hôm nay thứ năm, ngày 2 tháng 1 năm 2025
Truyện dài: CHỊ TÔI (03) (30/12/2024 09:38 AM)
Thành Hoàng

Chương 03: Chị phải vào bệnh viện.
 


Một lần khi về quê làm đám giỗ mẹ, tôi thấy chị khá vui vẻ, hoạt bát và đẹp hơn trước nhiều, lúc này chị đã ngoài 35 tuổi rồi. Tôi hỏi vui
-Mấy hôm nay, em thấy chị vui vẻ nhỉ, có chuyện gì hay thì kể cho em nghe với.
 
Chị mỉm cười bẽn lẽn, đầy vẻ e thẹn. Rồi cuối cùng, chị cũng kể cho tôi nghe chuyện chị có quen một anh kĩ sư, tên là Quang ,một người con trai thành phố, lớn hơn chị 3 tuổi. Anh Quang là trưởng đoàn, dẫn theo một đội công nhân xây dựng về quê tôi để làm một cây cầu bắc qua con sông gần nhà tôi.
 
Anh Quang gặp chị tôi lần đầu trong buổi khảo sát địa chính tại vùng quê nơi chúng tôi sống, dưới bầu trời xanh trong và ánh nắng len lỏi qua tán lá. Khi dừng chân gần mảnh đất nhà tôi, ánh nhìn của anh ngẩn ngơ trước dáng vẻ thanh thoát và ánh mắt dịu dàng của chị. Không cần lời nói, nhưng ánh mắt dõi theo chị đã thể hiện rõ sự xao xuyến trong lòng anh.
 
Chị tôi là người phụ nữ mộc mạc, toát lên vẻ chân chất và đảm đang của một người con gái quê. Từ khi mẹ mất, chị dành trọn thanh xuân để nuôi nấng tôi mà chẳng nghĩ đến hạnh phúc riêng. Nhưng từ ngày gặp anh, chị đã thay đổi, nụ cười xuất hiện nhiều hơn, dù chị vẫn bận rộn với công việc hàng ngày. Ai cũng nhận ra chị đẹp lên trông thấy.
 
Anh kỹ sư Quang sau lần gặp đó thì tìm mọi cách để quay lại thăm hỏi, giúp đỡ chị. Những cuộc trò chuyện giữa họ trở nên thân mật hơn, từ công việc khảo sát đến chuyện cuộc sống, ước mơ. Tình yêu dần chớm nở từ những điều giản dị ấy.
 
Anh Quang yêu ở chị sự kiên cường, hy sinh; còn chị, sau những năm tháng lo cho gia đình, nay mới nhận ra trái tim của chị vẫn khao khát yêu thương, và tình cảm chân thành của anh như hồi sinh niềm hy vọng trong chị. Tình yêu của họ nhẹ nhàng mà sâu sắc, giữa miền quê bình yên.
 
Tết năm sau, khi tôi về, thấy chị có thay đổi lớn: chị đã mang thai được ba tháng. Dù Tết này anh Quang về thăm gia đình ở thành phố, nhưng anh đã hứa sau Tết sẽ quay lại, tổ chức hôn lễ và đón chị về. Nhìn chị vui tươi, khỏe mạnh, tôi cũng mừng cho chị vì cuối cùng chị đã tìm được hạnh phúc. Tuy vậy, trong lòng tôi vẫn có chút lo lắng mơ hồ về tương lai của họ.
 
Hết kỳ nghỉ Tết, vợ chồng tôi quay lại Hà Nội làm việc. Công việc bận rộn của một bác sĩ ngoại khoa khiến tôi phần nào sao nhãng việc trò chuyện với chị. Một hôm, tôi nhận được điện báo từ người hàng xóm nói rằng chị bệnh nặng, cần tôi về gấp.
 
Tôi thu xếp mọi thứ và lên đường về ngay. Ngồi trên xe, lòng tôi rối bời vì nội dung bức điện chỉ vài dòng, không rõ tình trạng của chị ra sao. Khi về đến nhà, tôi chạy vội vào, thấy chị nằm yếu ớt trên chiếc giường cũ, xung quanh có vài người hàng xóm. Họ thấy tôi liền lặng lẽ ra về, chỉ còn hai chị em.
 
Chị tuy mệt nhưng vẫn vui khi thấy tôi về. Qua câu chuyện của chị, tôi hiểu rõ hơn. Sau Tết, anh Quang có quay lại công trình, mang quà và vui mừng chia sẻ về việc gia đình anh rất hạnh phúc chờ đón cháu nội. Nhưng rồi sau đó, anh không trở lại nữa. Chị hỏi thăm những người công nhân nhưng họ chỉ biết anh là chỉ huy công trình, nay đã có người khác thay thế, còn anh hiện ở đâu thì họ không biết.
 
Ngày khánh thành cây cầu, người dân vui mừng vì không còn phải qua con đò ngang, nhưng chị thấy hụt hẫng vì đã đặt hết niềm tin vào anh. Tuy nhiên, chị tự an ủi mình rằng ít nhất vẫn còn đứa con để làm niềm vui tuổi già.
 
Vì buồn bã, chị ăn uống rất kém và dần yếu đi. Gần đây, chị thấy ra máu, nhưng vì chưa đến kỳ sinh nên không đi khám, mà cũng không báo cho tôi vì chị sợ thông báo của chị sẽ làm ảnh hưởng tới công việc vốn đã quá nhiều của tôi. Sau khi trò chuyện, tôi nhận ra ngay tình trạng nguy hiểm và lập tức đưa chị đến bệnh viện huyện.
 
Tôi giới thiệu mình là bác sĩ ở Hà Nội, phát hiện chị mắc bệnh sản khoa nguy hiểm. Bệnh viện huyện thời bây giờ trang thiết bị và chuyện môn còn rất yếu kém, không thể điều trị cho căn bệnh của chị tôi được, hơn nữa, nhờ sự hỗ trợ rất nhiệt tình của một bác sĩ trẻ khi anh nhận ra tôi là bác sĩ Nội trú từ khi anh còn là sinh viên thực tập ở bệnh viện Việt Đức, nên tất cả những yếu cầu của tôi cho việc cấp cứu chị đã được bệnh viện đáp ứng rất mau lẹ và chị tôi nhanh chóng được chuyển gấp trên chiến xe cấp cứu đặc biệt về thang bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nơi vợ tôi đang làm việc.
 
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán chị bị ‘Nhiễm độc thai nghén’, có chảy máu nặng, lại có thêm bệnh tim nên phải mổ cấp cứu gấp, nếu không sẽ nguy hiểm cho cả hai mẹ con.
 
Suốt đêm đó, vợ tôi cùng các đồng nghiệp vừa truyền máu vừa tiến hành ca phẫu thuật để giành lại sự sống cho cả mẹ lẫn con. Tuy nhiên, do tình trạng bệnh nghiêm trọng, các bác sĩ buộc phải cắt bỏ tử cung của chị để cứu sống chị.
 
Sau ca mổ cấp cứu lấy con và cắt bỏ tử cung để cầm máu cứu mẹ, cộng thêm các yếu tố phức tạp như bệnh tim và nhiễm độc thai nghén, tình trạng của chị khá nghiêm trọng và cần được theo dõi chặt chẽ. Vợ tôi suốt đêm hôm đó và cả những ngày chị nằm trong phòng cấp cứu đặc biệt, luôn túc trực bên cạnh, vừa chăm sóc cho chị, vừa theo dõi mọi diễn biến để xử lý kịp thời.
 
Do chị mắc bệnh tim từ ngày còn nhỏ, nhưng do gia đình nghèo quá, không được đưa đi khám kịp thời, hơn nữa là tính của chị luôn chịu khổ, chịu khó hy sinh bản thân vì gia đình nên có ốm đau gì cũng ráng chịu, không kêu ca nên gia đình tôi cũng không ai biết chị mang bệnh tim.
 
Nay trong lúc cấp cứu mới phát hiện được bệnh. Chính vì chị mang bệnh tim, nên căn bệnh ‘Nhiễm độc thai nghén’ của chị đã nặng lại càng nặng hơn. Chị thường xuyên phải dùng thuốc chống suy tim và loạn nhịp. Rồi vì hệ miễn dịch của chị bị suy yếu sau mổ, chị rất dễ bị nhiễm trùng, nhất là ở khu vực phẫu thuật hoặc thậm chí nhiễm trùng máu.
 
Chính vợ tôi là người giúp đỡ chị thực hiện các biện pháp vệ sinh, dùng kháng sinh và theo dõi tình trạng sốt, nhịp thở của chị.
 
Sau ca phẫu thuật và với vô số các biến chứng nguy hiểm nên cơ thể chị bị suy yếu và cần hỗ trợ dinh dưỡng để phục hồi. Tôi thì bận biết bao nhiêu việc, mỗi ngày chỉ ghé thăm chị được một chút thời gian, nên mọi việc đều đổ hết lên vai người vợ thảo hiền của tôi.
 
Một buổi tối tôi vào thăm chị, lúc mới tỉnh lại sau cơn hôn mê kéo dài, chị nghĩ chắc chị sắp chết nên chị cầm tay tôi, nhìn tôi với đôi mắt tuy mệt mỏi nhưng tràn ngập sự dịu dàng, yêu thương rồi khẽ nói, giọng chị yếu ớt nhưng đầy sự chân thành:
-Em à, chị biết thời gian của chị không còn nhiều...
 
Nhưng em phải hứa với chị, dù sau này có thế nào, em phải sống thật tốt, thật giỏi và luôn kiên cường. Chị đã cố gắng vì em bao năm qua, không phải để thấy em đau buồn hay gục ngã. Em là niềm tự hào và hy vọng của chị, và chị luôn tin rằng em sẽ có một tương lai tươi sáng.
 
Tôi muốn nói với chị, rằng chị đã qua cơn nguy hiểm, nhưng dù rất mệt mỏi, chị luôn ra hiệu cho tôi im lặng để chị nói, như sợ rằng nếu không nói, chi sẽ không còn thời gian để nói nữa. Tôi biết, nhiều người sau những ca phẫu thuật lớn, lúc mới tỉnh lại có chút hoang tưởng do ảnh hưởng của thuốc mê và các thuốc giảm đau vẫn tồn dư trong cơ thể gây ra, nên tôi lặng im để chị nói tiếp
-Hai em cố gắng cứu giúp con cho chị.
 
Chị sắp phải đi xa, nhưng nghĩ có hai em thay chị nuôi cháu, chị cũng an lòng.
 
Chị cầm tay tôi, nhắm mắt lại một lúc rồi nói tiếp
-Chị biết con chị phải nằm lồng ấp, nhưng xin em, hãy giúp chị, để chị được gặp con chị một lần cuối.
 
Tôi ngồi bên cạnh, nắm lấy tay chị, không kìm nổi nước mắt vì cảm và phục và yêu thương chị. Nhưng tôi và cũng rất vui mừng vì chính tôi sẽ là người thông báo tin mừng cho chị biết rằng chị đã qua cơn nguy kịch, chị sẽ không phải chết, rằng mẹ con chị sẽ hạnh phúc sống bên nhau.
 
Cám xúc vui mừng, hạnh phúc của bác sĩ khi cứu sống một bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, tôi đã trải qua nhiều lần. Đó là cảm giác thỏa mãn, tự hào và hạnh phúc sâu sắc. Khi nhìn thấy bệnh nhân hồi phục và có cơ hội tiếp tục sống, bác sĩ không chỉ cảm thấy thành công trong công việc mà còn như thể họ đã góp phần vào việc thay đổi cuộc đời của một người.
 
Nhiều bác sĩ chia sẻ rằng khoảnh khắc nhìn thấy bệnh nhân tỉnh dậy hoặc hồi phục sau những lần đối mặt với bệnh tật là một trải nghiệm rất xúc động và ý nghĩa. Điều này cũng giúp họ có thêm động lực và niềm tin trong công việc dù phải đối mặt với nhiều áp lực và thử thách.
 
Nhưng với tôi lần này, cảm xúc không chỉ đơn thuần là là cứu giúp một người bệnh, mà đây là cứu sống một người ruột thịt duy nhất của tôi, một người đã hy sinh cả cuộc đời thanh xuân của mình để lo cho tương lai của tôi. Chị chính là ân nhân của cuộc đời tôi.
 
Khi chị đã mệt, không nói thêm gì nữa, lúc về đó tôi nắm chặt tay chị hơn rồi nói
-Em chúc mừng chị đã qua phút hiểm nghèo. Chị còn nhớ rằng, em của chị là một bác sĩ giỏi không? Vậy bác sĩ đó nói, chị sẽ còn sống lâu với con của chị và với chúng em, chị có tin không? Hãy tin em đi nhé.
 
Trong khoảnh khắc nhận được tin mình đã được cứu sống cùng với đứa con mà chị còn chưa nhìn thấy mặt, cảm xúc của chị, một người mẹ mới sinh con ra, còn chưa kịp nhìn mặt con mà nghĩ sẽ phải xa con mãi, nay nhận được tin không phải chết thì còn gì vui sướng bằng.
 
Hai mắt chị mở to, rạng rỡ, tràn đầy hạnh phúc và cả sự ngỡ ngàng. Cảm giác được sống giống như một ngọn lửa bừng lên bất ngờ giữa bóng tối, khiến chị không khỏi bàng hoàng, khó tin.
 
Sau sự vui sướng ngỡ ngàng là một cảm giác nhẹ nhõm vô bờ, như thể vừa rơi vào một vực thẳm không đây mà không ngờ có thể quay trở lại. Cảm giác ấy hòa cùng niềm vui sướng và biết ơn tột cùng khi nghĩ đến việc mình vẫn còn cơ hội sống bên con, sẽ được nhìn thấy đứa con yêu quý đã chào đời an toàn.
 
Một niềm hạnh phúc dâng trào, không diễn tả được thành lời, nước mắt chị tuôn rơi, nhưng lần này là rồi nước mắt vì quá vui mừng.
 
Sau tất cả, điều chị cảm nhận mạnh mẽ nhất chính là sự biết ơn vô hạn đến đội ngũ y bác sĩ, trong đó có vợ chồng người em của chị đã cứu sống cả hai mẹ con. Chị thầm hứa với lòng mình sẽ trân trọng cuộc sống hơn, yêu thương và chăm sóc con bằng tất cả những gì mình có. Thấy chị lấy lại niềm tin vào cuộc sống, tôi thật sự vui mừng và hạnh phúc.
 
Rồi tôi nghĩ đến người kỹ sư cầu đường, người đã mang đến hạnh phúc cho chị trong lúc đã tưởng như, chị không bao giờ tìm thấy hạnh phúc lưa đôi nữa, nhưng chính anh cũng là người mang đến bất hạnh cho chị, là người đập vỡ ngôi nhà hạnh phúc của chị ngay sau khi anh vừa dựng nên ngôi nhà đó cho chị. Nghĩ về anh, tôi không biết là hận hay thương anh nữa.
 
Rồi tôi nói với chị
-Chị cho em biết địa chỉ của anh Quang, em sẽ đi tìm anh ấy đến đây với chị.
 
Chị mỉm cười yếu ớt
-Chị đã không có tin tức gì của anh Quang sau lần gặp cuối cùng.
 
Chị không biết anh Quang cố tình bỏ rơi chị hay anh ấy có xảy ra chuyện gì hay không, nhưng dù thế nào thì chị cũng chấp nhận tất cả. Dù sao, chị cũng có một khoảng thời gian hạnh phúc trong đời, với chị như vậy là đủ rồi.
 
Thấy chị nói vậy, tôi không nhắc gì đến anh Quang nữa, tôi không muốn khơi lại nỗi đau mà chị đã cố tình chôn nén xuống từ lâu.
 
Con trai của chị sau khi mổ đã được mang qua phòng chăm sóc sơ sinh đặc biệt vì thiếu tháng và mẹ phải phẫu thuật và vẫn còn nằm trong phòng hậu phẫu. Vợ tôi đã lo cho cháu bằng cách xin sữa của các bà mẹ nhiều sữa, con ho bú không hết, mang sữa cho cháu uống thêm.
 
Không biết đo thể chất của đứa bé đặc biệt hay ý chí sinh tồn của cháu mạnh mẽ mà dù còn nằm trong lồng ấp, cháu khá là khỏe mạnh, lên cân đều đặn, chỉ sau hơn một tuần, khi chị được ra khỏi phòng hậu phẫu, cháu đã được cho ra khỏi lồng ấp về với mẹ.
 
Nhưng do chị còn quá yếu, không có có sữa cho con nên vợ tôi tiếp tục đi xin sữa của các bà mẹ khác cho cháu. Và vợ tôi đã nhờ những bác sĩ giỏi nổi tiếng trong thành phố tiếp tục điều trị cho chị để có được dòng sữa ngọt ngào, để chị được tận hưởng cảm giác trọn vẹn của người mẹ.
 
Cuối cùng, sau hơn nửa tháng nằm viện, chị đã khỏe mạnh trở lại và xuất viện cùng con trai chị.
 
Hết chương 3.
 
Hết chương 03.
          Còn tiếp chương 04.
 
Thành Hoàng
 
 Trở về
Các bài viết khác:
Truyện dài: CHỊ TÔI (02) (28/12 07:17:04 AM)
Truyện dài: CHỊ TÔI (01) (26/12 07:11:04 AM)

TIN MỚI

TIỆN ÍCH
Giờ tại Sydney

TỶ GIÁ
Nguồn: vnexpress.net
Quảng cáo Quảng cáo

Dành cho quảng cáo