Trong trường hợp phương Tây chính thức áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu và khí đốt thì nền kinh tế Nga có nguy cơ cao rơi vào suy thoái nặng nề.
Các chuyên gia phân tích kinh tế thế giới nhắc lại thực tế đó là khi không có doanh thu từ dầu khí, điều kiện chính trị và xã hội thiếu ổn định, và tất nhiên bắt nguồn những lệnh trừng phạt khắc nghiệt từ phương Tây đã khiến Iran mất vị thế của mình trên trường quốc tế.
Mặc dù khẳng định có đủ khả năng vượt qua phong tỏa, nhưng trên thực tế, dưới hiệu lực các lệnh trừng phạt của Mỹ, Iran vẫn đang gặp phải vô vàn khó khăn.
Trong bối cảnh đó, nhiều ánh mắt đang hướng về Nga, giới chuyên gia quan sát tất cả những điều tương tự xảy ra và đặt câu hỏi Moskva có rơi vào tình cảnh của đồng minh?
Ai đó sẽ nói rằng Nga là một cường quốc có tiềm năng lớn và họ sẽ không bao giờ bị phá vỡ, bất kể biện pháp gây sức ép hay phá hoại từ bên ngoài lớn đến đâu.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng Iran trước khi chịu áp lực trừng phạt từ phương Tây chính là nền kinh tế lớn thứ 9 trên thế giới, đồng thời là quốc gia giàu có bậc nhất ở Trung Đông.
Rõ ràng nhờ sự giàu có của tài nguyên thiên nhiên và trữ lượng dầu khổng lồ, Iran đã xử lý thành công và đứng vững trước các lệnh trừng phạt trong nhiều thập kỷ.
Nhưng hiện nay, con tàu của nền kinh tế quốc gia Hồi giáo đã bị rò rỉ nghiêm trọng, và bây giờ họ vẫn phải đối diện với nguy cơ hỗn loạn trước sự tàn phá đáng kể từ sự bao vây phong tỏa.
Nền kinh tế Nga hiện thấp hơn nhiều trong bảng xếp hạng thế giới so với Iran vào thời điểm phương Tây bắt đầu bao vây. Thật không may, trong điều kiện tương tự của phong tỏa, Moskva khó có thể chống chịu 40 năm như Tehran.
Các chuyên gia Nga không đồng ý với tất cả kết luận của những đồng nghiệp nước ngoài, nhưng theo một số nhà phân tích phương Tây, trong 12 - 15 năm qua, nền kinh tế Nga đã giảm gần một phần ba.
Với sự trì trệ của ngành công nghiệp, các lệnh trừng phạt và chiến sự leo thang, một cuộc khủng hoảng ở Liên bang Nga có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho đất nước.
Quốc gia duy nhất mà ngày nay có lẽ vẫn có thể hậu thuẫn cho Nga là Trung Quốc, khi Bắc Kinh mua từ Nga một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu thô.
Sự khác biệt chính giữa Iran và Nga là trước đây có một rủi ro, bao gồm cả hành động quân sự từ Mỹ và các nước đồng minh, tuy nhiên Liên bang Nga sở hữu vũ khí hạt nhân.
Do đó, ngay cả những người đứng đầu nước Mỹ có quan điểm cứng rắn nhất cũng khó sẵn sàng xem xét kịch bản sức mạnh biến Nga thành một quốc gia "thế giới thứ ba".
Mặc dù vậy, nguy cơ tình cảnh nước Nga quay về những năm 2000 hay thời kỳ hậu Liên bang Xô Viết với rất nhiều khó khăn là điều đang được nhắc tới, nếu lệnh cấm vận dầu khí được phương Tây áp dụng trong tương lai không xa.