Hôm nay thứ bảy, ngày 21 tháng 12 năm 2024
Tàu chiến Anh chuyển giao cho Ukraine sẽ bị phá hủy ngay khi cập cảng không? (06/08/2022 06:06 AM)
Bạch Dương

Câu hỏi về căn cứ an toàn dành cho những tàu chiến Anh sắp chuyển giao cho Ukraine, để chúng không bị Nga bắn phá, hủy diệt ngay lập tức, đang được giới chuyên gia đặt ra, và có vẻ không dễ để có câu trả lời chuẩn xác.


Do những quân cảng của Ukraien nằm hoàn toàn nằm trong tầm hỏa lực Quân đội Nga nên những tàu chiến Anh chuyển giao cho Kyiv nhiều khả năng sẽ bị phá hủy ngay lập tức khi về nước.

"Một số tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh có thể được chuyển giao cho Ukraine trong thời gian tới", Đại sứ Ukraine tại London - ông Vadym Prystaiko, cho hay.

Theo nhà ngoại giao kì cựu, Anh sẽ chuyển giao các tàu chống mìn và cả tàu hộ tống cỡ nhỏ cho Kyiv. Ông Prystaiko cho biết thêm, các thủy thủ Ukraine đang trải qua quá trình đào tạo trên tàu của Hải quân Hoàng gia Anh.

Nhu cầu về tàu chiến của Ukraine hiện rất lớn. Trên thực tế, lực lượng Hải quân Ukraine không còn tồn tại trong những tháng đầu tiên sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt.

Câu hỏi đặt ra là những con tàu gốc Anh này sẽ đóng thường trực ở đâu để đảm bảo rằng chúng sẽ không bị phá hủy, thậm chí ngay trong những ngày đầu tiên sau khi được bàn giao cho Ukraine?

Rốt cuộc, một con tàu cồng kềnh không phải là hệ thống pháo phản lực phóng loạt nhỏ gọn, bạn không thể giấu nó trong một tòa nhà, một cánh rừng hay cơ động liên tục nhằm tránh bị các phương tiện trinh sát của đối phương tìm ra.

Vì vậy nhiều chuyên gia dự đoán, ngay khi các tàu chiến này xuất hiện trong lãnh thổ Ukraine, chẳng hạn ở cảng Odessa, chúng có thể bị tiêu diệt ngay lập tức bởi một cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga.

Để thực hiện một cuộc không kích như vậy, hạm đội Nga thậm chí sẽ không cần đến gần Odessa. Ngoài hủy diệt con tàu, điều không thể tránh khỏi là số phận của các thủy thủ thuộc Hải quân Ukraine đang được đào tạo ở Anh sẽ ra sao?

Ngoài ra báo chí Nga còn khẳng định đó là việc tiếp tục cung cấp vũ khí, bao gồm cả tàu chiến rõ ràng chứng tỏ phương Tây không muốn sớm chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine, khi giúp Kyiv đủ sức kháng cự lại Nga.

Moskva còn cáo buộc giới lãnh đạo Anh chỉ đơn giản là muốn thanh lý những con tàu cũ của họ, đồng thời treo nghĩa vụ nợ đối với Kyiv và sẽ buộc thanh toán nghĩa vụ tài chính sau khi kết thúc chiến tranh.

Nhưng cần lưu ý, trái ngược với những gì Nga tuyên truyền, London khẳng định đây là viện trợ không hoàn lại và còn bỏ tiền đại tu những chiến hạm cùng với đào tạo kíp vận hành trước khi bàn giao.

Ngoài những tàu hải quân đã qua sử dụng của Anh, Ukraine còn đang đặt hàng Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo một số tàu hộ vệ tên lửa tàng hình lớp Ada, hiện tại công việc đang tiến triển một cách tích cực.

Nhưng có lẽ sẽ rất khó để Thổ Nhĩ Kỳ bàn giao chúng cho Hải quân Ukraine sau khi chế tạo xong, bên cạnh đó chưa chắc Kyiv đã đủ can đảm để tiếp nhận vào thời điểm hiện nay.

Từ cuộc xung đột Ukraine, câu hỏi về vai trò cũng như tính hữu dụng của tàu chiến mặt nước lại được đặt ra, nhất là khi so sánh chúng với các hệ thống tên lửa hành trình hay máy bay tiêm kích.


Bạch Dương


 Trở về
Các bài viết khác:

TIN MỚI

TIỆN ÍCH
Giờ tại Sydney

TỶ GIÁ
Nguồn: vnexpress.net
Quảng cáo Quảng cáo

Dành cho quảng cáo