Hôm nay thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024
Quốc hội cứ để ông Trump thắc thỏm vỡ nợ 20.000 tỷ? (14/12/2017 07:51 AM)
Ngọc Việt

Chậm nâng trần nợ công khiến Trump không thể thực hiện lời hứa với cử tri, bên cạnh đó cũng không dám hành xử quá lệch chuẩn truyền thống Mỹ...

Chính phủ Mỹ lại phải dùng biện pháp đặc biệt để tránh nguy cơ vỡ nợ

Truyền thông quốc tế đưa tin, ngày 11/12 Bộ Tài chính Mỹ đã thông báo tạm ngừng cấp tài chính cho hai quỹ hưu trí của công chức liên bang - một bước đi nhằm ngăn chặn nợ chính phủ chạm mức trần cho phép.

Biện pháp này của Bộ Tài chính Mỹ là một phần của nỗ lực nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ chính phủ - thậm chí chính phủ liên bang phải ngưng hoạt động - cho đến khi Quốc hội Mỹ nâng trần nợ công từ mức hiện tại là hơn 20 nghìn tỷ USD.

Trong thư gửi lãnh đạo lưỡng viện Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin yêu cầu Capitol Hill nhanh chóng nâng mức trần nợ công để bảo vệ "uy tín và lòng tin vào nước Mỹ" và giúp tránh các hậu quả cho nền kinh tế.

Tuần trước, ông Mnuchin cũng thông báo với Quốc hội rằng Bộ Tài chính sẽ phải triển khai các biện pháp can thiệp đặc biệt để tránh nguy cơ vỡ nợ chính phủ, trong đó có việc ngừng chi trả cho các quỹ hưu trí, cho đến khi Quốc hội hành động.

Đáp lại - và cũng là để tránh cho chính phủ phải đóng cửa - Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu tạm thời, theo đó cung cấp ngân sách cho các cơ quan chính phủ đến ngày 22/12, song lại chưa thống nhất về việc nới rộng quyền vay mượn.

Trong năm tài khoá 2017, thâm hụt ngân sách Mỹ tăng mạnh khiến chính phủ liên bang không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc gia tăng nợ công để có kinh phí chi trả lương nhân viên, trợ cấp hưu trí, chi cho phúc lợi xã hội và các khoản phí khác.

Cũng nên biết là từ tháng 9/2017, nợ công của Mỹ đã chính thức vượt qua mức 20 nghìn tỷ USD chỉ ít ngày sau khi Nhà Trắng cho phép Bộ Tài chính được vay thêm tiền.

Cụ thể, đến ngày 12/9, nợ công của Chính phủ Mỹ đã đạt 20.160 tỷ USD.

Thực ra nợ công của Mỹ đã vượt trần từ tháng 3/2017, tuy nhiên thời điểm đó Bộ Tài chính chưa được phép vay thêm tiền và phải sử dụng các biện pháp can thiệp để giữ nợ công ở quanh mức dưới 20 nghìn tỷ USD.

Song trước sức ép thiếu kinh phí, ngày 9/9/2017, Tổng thống Donald Trump đã phải ký phê chuẩn các biện pháp khẩn cấp nhằm rót ngân sách cho chính phủ liên bang và cho phép tạm đình chỉ các biện pháp giới hạn trần nợ công tới ngày 8/12/2017.

Quyết định của người đứng đầu Nhà Trắng khi đó đã cho phép Bộ Tài chính được vay thêm ngân sách, từ đó khiến số nợ của chính phủ tăng thêm khoảng hơn 300 tỷ USD và kéo theo nợ công vượt mức 20 nghìn tỷ USD.

Quoc hoi cu de ong Trump thac thom vo no 20.000 ty?
Ông Steven Mnuchin trở thành một trong những Bộ trưởng Tài chính Mỹ vất vả nhất từ trước đến nay với trần nợ công chưa được gia tăng

Việc nợ công gia tăng khiến khiến Bộ Tài chính lại buộc phải sử dụng các biện pháp can thiệp nhằm giữ cho dư nợ không tiếp tục vượt trần. Các biện pháp này có thể kéo dài ít nhất tới tháng 3/2018.

Việc điều chỉnh giới hạn nợ của chính phủ - trần nợ công - phải được cả lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua trước khi Tổng thống ký ban hành. Kể từ năm 1962 đến nay, Quốc hội Mỹ đã hơn 70 lần điều chỉnh ngưỡng đối với nợ công của nước này.

Theo thống kê thì từ năm 2002 đến nay, tần suất điều chỉnh trần nợ công của Mỹ ngày một nhặt hơn so với trước đây nhẳm tránh cho việc chính phủ Mỹ rơi vào cảnh vỡ nợ, mà có thể sẽ dẫn tới những hậu quả thảm khốc.

Tuy nhiên, chính phủ Mỹ nhiệm kỳ 57 ngay từ khi tiếp nhận quyền lực đã phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vì nợ công Mỹ gia tăng quá nhanh dưới thời chính quyền Obama, vậy nhưng Capitol Hill lại rất lừng khừng trong việc tăng trần nợ công.

Điều đó khiến cho chính quyền Tổng thống Trump phải liên tục áp dụng các biện pháp đặc biệt để tránh vỡ nợ và giữ nợ công không vượt ngưỡng, và cứ mỗi khi thiếu kinh phí thì Nhà Trắng lại thắc thỏm với nỗi lo vỡ nợ.

Tại sao Quốc hội Mỹ cứ để chính quyền Trump thắp thỏm với nỗi lo vỡ nợ?

Có thể thấy rằng, việc tỷ phủ bất động sản Donald Trump xuất hiện trên đường đua và chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 là một nỗi thất vọng lớn với giới chính trị truyền thống Mỹ, kể cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà.

Khi nắm quyền thì Tổng thống Trump lại có những hành xử còn gây thất vọng nhiều hơn với giới tinh hoa của nước Mỹ. Vì vậy, lồng nhốt quyền lực của vị tổng thổng doanh nhân đã liên tục được gia cố, tập trung quanh "yếu tố Nga".

Song rất trớ trêu là khi lồng nhốt quyền lực Trump được gia cố, tỉ lệ ủng hộ vị tổng thống doanh nhân liên tục giảm kỷ lục thì ngược lại niềm tin của giới đầu tư vào ông Trump lại gia tăng và liên tục xác lập bởi những kỷ lục trên thang vũ biểu nền kinh tế.

Quoc hoi cu de ong Trump thac thom vo no 20.000 ty?
Với công cụ pháp lý trong tay, Capitol Hill đủ sức uốn nắn Trump vào chuẩn Mỹ

Hiệu ứng tréo ngoe ấy như một sự báo trước việc Trump có thể tái cử và tái đắc cử.

Nếu thực tế diễn ra và xảy ra như vậy thì đó là thảm hoạ với giới chính trị truyền thống Mỹ, từng chi phối chính trường Mỹ từ thời lập quốc.

Do vậy, theo giới phân tích, ngoài việc kiềm chế quyền lực của vị tổng thống doanh nhân mới làm chính trị, thì giới tinh hoa của nước Mỹ còn phải tìm cách ngăn chặn việc vị tỷ phủ có thể tái nắm giữ quyền lực nhiệm k\ỳ tiếp theo.

Với giới truyền thông - một thành phần trong giới tinh hoa Mỹ - việc bi thảm hoá những kết quả khảo sát bất lợi với người đứng đầu Nhà Trắng liên tục được thực hiện, từ đó đẩy bất lợi từ dư luận ngày càng lớn hơn với vị tổng thống doanh nhân.

Với giới chính trị truyền thống Mỹ, bằng công cụ pháp lý, hai động thái nhằm bó hẹp quyền lực và gây bấp bênh với quyền lực của chính quyền Trump là những nước đi đã được nhận diện.

Ngoài việc luật hoá trừng phạt Nga buộc Tổng thống Trump không thể chủ động cải thiện quan hệ với Moscow, Capitol Hill còn quyết ngăn chặn những gì đảm bảo vũng vàng cho nền tảng quyền lực của Trump.

Trong số đó thì việc chậm nâng trần nợ công là nhất cử lưỡng tiện, bởi điều đó khiến Trump không thể thực hiện lời hứa với cử tri, bên cạnh đó cũng không dám hành xử lệch chuẩn truyền thống Mỹ khi nguy cơ vỡ nợ và phải đóng cửa luôn treo trên đầu.

Còn nhớ cách đây 4 năm, ngày 1/10/2013 chính phủ Mỹ thời Tổng thống Obama đã phải ngừng hoạt động sau khi Thượng viện và Hạ viện không thể thống nhất về ngân sách cho chính phủ bởi thiếu tiền khi trần nợ công không được nâng lên.

My : Sao Quoc hoi cu de Trump thac thom voi vo no?
Chứng khoán lập kỷ lục - Phong vũ biểu khởi sắc - giúp khẳng định quyền lực song cũng đồng thời tạo ra nguy cơ phủ định ngay quyền lực của Trump

Như vậy, cứ mỗi khi ngân sách cho hoạt động của chính phủ bị thiếu hụt là trần nợ công của nước Mỹ lại phải được nâng lên, khiến tăng trần nợ công đã trở thành công cụ hữu hiệu cho chính phủ Mỹ duy trì hoạt động và triển khai kế hoạch hành động.

Thực tế đó là một cảnh báo nguy hại, vì vậy khi tranh cử, ứng viên Donald Trump đã cam kết không gia tăng nợ công.

Tuy nhiên, chỉ sau chưa đầy một năm nắm giữ quyền lực, chính phủ Mỹ nhiệm kỳ 57 lại phải chọn gia tăng nợ công làm cứu cánh.

Rõ ràng, từ cam kết đến hành động là khoảng cách khá xa mà một doanh nhân mới bước vào chính trường như Tổng thống Trump không thể lường hết được.

Nay ông lại phải sử dụng các biện pháp mà chính ông chỉ trích để có thể thực thi quyền lực.

Điều đó cho thấy hiệu ứng mạnh mẽ từ chiến thắng lịch sử của vị tổng thống doanh nhân đã giảm sút rất nhiều khi chính phủ của ông luôn phải thắc thỏm trước nguy cơ có thể đề xảy ra vỡ nợ chính phủ lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.

Ngọc Việt

 Trở về
Các bài viết khác:

TIN MỚI

TIỆN ÍCH
Giờ tại Sydney

TỶ GIÁ
Nguồn: vnexpress.net
Quảng cáo Quảng cáo

Dành cho quảng cáo