Hôm nay thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024
Iran hợp lực Thổ Nhĩ Kỳ chống Mỹ: Nguy cơ chết chùm (13/08/2018 07:56 AM)

Ngọc Việt

Khi nhận diện Ankara chơi vơi, Tehran chới với, Washington có thể "bồi thêm vài cú trời giáng" để bộ đôi chống Mỹ này bị nhấn chìm nhanh hơn...


Trong lúc này, Ankara - Tehran hợp lực chống Washington là đối mặt hiểm nguy
Trong lúc này, Ankara - Tehran hợp lực chống Washington là đối mặt hiểm nguy

Iran thể hiện sự đoàn kết với Thổ Nhĩ Kỳ để cùng chống Mỹ

Express đưa tin, ngày 11/8,  Ngoại trưởng Iran Javad Zarif đã cảnh báo chính quyền Trump rằng "thế giới sẽ đoàn kết" để chống lại biện pháp trừng phạt mới của Mỹ sau khi Washington tăng thuế nhôm, thép nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ lên gấp đôi.

Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Iran, lý do Mỹ gia tăng biện pháp trừng phạt mới đối với Thổ Nhĩ Kỳ, ngoài vụ việc Ankara cho bắt giữ một mục sư người Mỹ, còn là do Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục mua dầu mỏ của Iran, sau khi Mỹ tái trừng phạt Iran.

"Sự hân hoan của ông Trump sau khi gây khó khăn kinh tế cho đồng minh của Mỹ trong NATO là đáng hổ thẹn. Mỹ phải chấm dứt cơn nghiện trừng phạt và bắt nạt, nếu không thế giới sẽ đoàn kết để buộc Mỹ phải làm như vậy", ông Zarif tuyên bố.

Ngoại trưởng Iran nhấn mạnh thêm : "Chúng tôi từng đoàn kết với láng giềng -Thổ Nhĩ Kỳ - và bây giờ vẫn sẽ là như vậy. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhắm vào Thổ Nhĩ kỳ là hành động xấu xa", Express tường thuật.

Sau tuyên bố của Ngoại trưởng Zarif, đến lượt phát ngôn viên bộ Ngoại giao Iran Bahram Qassemi lên án lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời cho biết Tehran cam kết sẽ dành sự hỗ trợ cho Ankara.

"Chúng tôi hy vọng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và nhân dân sẽ giải quyết được áp lực từ bên ngoài và họ chắc chắn sẽ làm được điều đó, bởi không ai có thể thay đổi ý chí của một dân tộc thông qua cưỡng chế và đe dọa".

Ông Qassemi cũng bày tỏ hy vọng rằng Iran và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục phát triển các mối quan hệ song phương tốt đẹp, hai nước sẽ cố gắng bổ sung cho nhau để duy trì sự ổn định và đảm bảo an ninh trong khu vực.

Như vậy, trong lúc "nước sôi lửa bỏng" vì hậu quả từ biện pháp trừng phạt mới của Mỹ, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã hướng về nhau, gạt bỏ bất đồng, thể hiện sự đoàn để kết hợp lực với nhau chống lại sự áp đặt từ Washington.

Rõ ràng, trong lúc ngặt nghèo, Tehran và Ankara đã "tìm thấy nhau" và dường như các biện pháp trừng phạt của Washington đã trở thành "chất xúc tác" giúp cho quan hệ Iran - Thổ Nhĩ Kỳ bền chặt hơn.

Việc hợp lực có thể khiến Tehran-Ankara đối mặt nguy cơ chết chùm

Theo nguyên lý sự hợp lực giữa hai thực thể có cùng lợi ích hoặc cùng bị thiệt hại bởi một tác nhân thì sẽ là sự cộng hưởng sức mạnh cho hành động đáp trả tác nhân gây hại hay hoá giải những nguy hại cho cả hai thực thể ấy.

Tuy nhiên, trong trường hợp của Iran và Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay trong việc đối phó với trừng phạt Mỹ thì không tạo cộng hưởng sức mạnh, bởi Tehran và Ankara thiếu điều kiện quan trọng nhất, khiến cho sự hợp lực không theo nguyên lý.

Iran hop luc Tho Nhi Ky chong My: Nguy co chet chum
Đồng lira có cú sốc kinh hoàng

Có thể thấy điều kiện cơ bản trong hợp lực tạo cộng hưởng là các thực thể phải có ít nhất một "chân trụ vững chắc", đảm bảo cho các thực thể có thể chủ động chọn hướng cho sự kết hợp nhằm tạo cộng hưởng chứ không triệt tiêu lẫn nhau.

Hiện cả Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đều thiếu điều kiện căn bản này. Động lực từ việc cùng bị Mỹ trừng phạt không phải là điều kiện căn bản cho sự hợp lực tạo cộng hưởng sức mạnh, vì chỉ cần Mỹ thay đổi biện pháp trừng phạt là động lực thay đổi.

Mặt khác, động lực chỉ không phải là nguồn lực căn bản mà chỉ là nguồn lực phái sinh, do vậy điều kiện căn bản cho việc hợp lực tạo cộng hưởng chính là nguồn nội lực, thể hiện qua điều kiện thực tại của đất nước trước những tác nhân gây hại.

Trong bối cảnh hiện nay, tình hình kinh tế của Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi bị Mỹ áp đặt trừng phạt không thể được xem là "chân trụ vững chắc" cho Tehran và Ankara để có thể hợp lực tạo cộng hưởng sức mạnh chống lại Washington.

Nếu đồng nội tệ của Thổ Nhĩ Kỳ đã sụt giảm giá trị với tốc độ "kinh hoàng" sau khi Mỹ gia tăng biện pháp trừng phạt, thì đồng nội tệ của Iran cũng có mức sụt giảm giá trị kỷ lục ngay trước khi trừng phạt Mỹ được khôi phục.

Nếu như trong 7 tháng đầu năm 2018, đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ đã mất tới 40% giá trị so với  đồng đô la Mỹ, thì trong tương quan với đồng Mỹ kim, có thể thấy đồng  rial còn mất giá trị khủng khiếp hơn - tới 119%.

Nếu như đồng lira có "sự kiện kinh hoàng" khi sụt giảm giá trị tới 18% chỉ trong 1 ngày 10/8/2018, thì đồng rial cũng lập "kỷ lục vô tiền khoáng hậu" khi mất 18% giá trị trong chỉ 2 ngày 30-31/7/2018.

Nếu như Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với nguy cơ khủng hoảng tiền tệ không thể kiểm soát và có thể phải nhờ Quỹ Tiền tệ Quốc tế giải cứu, thì Iran phải tính tới giải pháp phát hành đồng tiền ảo, đồng nghĩa vô hiệu đồng nội tệ với nền kinh tế.

Iran hop luc Tho Nhi Ky chong My: Nguy co chet chum
Thì đồng rial cũng liên tục lập lỷ lục về sụt giảm giá trị

Nếu như Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi người dân bán vàng và USD cứu đồng lira, thì người dân Iran lại dự trữ vàng và USD trước sự sụt giảm giá trị của đồng rial. Hiện tượng khác nhau, nhưng bản chất giống nhau - đó là người dân mất niềm tin vào chính phủ.

Rõ ràng, Thổ Nhĩ Kỳ đang chơi vơi, còn Iran đang chới với giữa dòng nước xoáy - vòng xoáy trừng phạt Mỹ. Với thực trạng nguy hiểm như vậy, sự hợp lực sẽ khó có thể tạo cộng hưởng sức mạnh, mà ngược lại có thể khiến cả hai sẽ bị nhấn chìm.

Điều nguy hiểm hơn, khi nhận diện Ankara chơi vơi - Tehran chới với thì Washington hoàn toàn có khả năng sẽ "bồi thêm vài cú trời giáng" để "bộ đôi liên minh chống Mỹ" này có thể bị nhấn chìm nhanh hơn.

Theo giới phân tích, để có thể chống lại trừng phạt Mỹ trong bối cảnh hiện nay, cả Iran và Thổ Nhĩ Kỳ phải tập trung vào việc nguồn nội lực căn bản - gia cố chân trụ cho mình thật vững chắc - trước khi tính tới việc hợp lực chống Mỹ.

Đó chính là việc cơ cấu lại nền kinh tế, xây dựng và phát triển một nền kinh tế hàng hoá đa dạng - đảm bảo cho nền tảng vững chắc cho đồng nội tệ và gia tăng quỹ dự trự trữ quốc gia - đảm bảo giá trị cho đồng nội tệ.

Nhiều ý kiến cho rằng, trong tình thế ngặt nghèo hiện nay của Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, thì việc xây dựng các giải pháp căn cơ, lâu dài phải là ưu tiên thứ hai, con ưu tiên nhất là các biện pháp giải vây-cứu nguy.

Theo giới phân tích, nhận diện như vậy là không chuẩn xác. Bởi để xảy ra thực trạng như hiện nay là do chủ quan và sai lầm của chính quyền Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, khiến cho trừng phạt Mỹ vừa được công bố đã có thể gây hậu quả khủng khiếp như vậy.

 
Người dân mất niềm tin vào khả năng điều hành của chính phủ là nguy cơ lớn nhất với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ

Với Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi phải "đơn thương độc mã chịu" đựng cấm vận của Nga sau "sự kiện 17 giây - bắn rơi máy bay Nga trên vùng biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ tháng 11/2015" - hẳn Ankara đã biết tình đồng minh không song hành với lợi ích dân tộc.

Do vậy, khi ngả nhanh về Nga thì Ankara phải có biện pháp đề phòng, giải pháp hoá giải nguy cơ từ Mỹ. Song chính quyền Erdogan đã chủ quan về vị thế tiền tiêu trong NATO của mình nên xem thường những cảnh báo từ Mỹ. Và giờ thì hậu hoạ đã tới.

Còn với Iran, ngay từ năm 2012, chính quyền nước này đã tìm cách thoát khỏi tầm ảnh hưởng của đồng USD - cũng là hạn chế nguy hại từ các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Song Tehran đã không chuẩn xác khi chọn nhân dân tệ, euro thay đô la Mỹ.

Việc chọn những phương tiện ít công hiệu để chống lại phương tiện đa công hiệu là không hợp lý, mà đều kiện tiên quyết là phải thay đổi công lực của thực thể ra đòn - trong trường hợp này là sức mạnh nền kinh tế, đảm bảo đứng vững trước trừng phạt.

Song Tehran và Ankara đã không lựa chọn và hành động như vậy, trong khi về mặt chính trị lại ngày càng thể hiện là thực thể đối nghịch cần phải bị trừng phạt của Mỹ. Đây là những "cú đánh hở sườn", khiếnWashington chỉ ra đòn là có thể choáng váng.

Trong lúc ngặt nghèo này, động lực chống Mỹ là điều kiện tốt nhất để cho Ankara và Tehran nhìn nhận và xây dựng giải pháp căn cơ để hoá giải trừng phạt Mỹ, chứ không phải là các biện pháp đối phó trừng phạt của Washington.

Khi chính phủ chưa đưa ra được những giải pháp hữu hiệu, mà ngược lại cứ có động thái có thể khiến Mỹ gia tăng sức ép và trừng phạt, thì càng khiến người dân hoang mang hơn - tạo nguy cơ sụp đổ từ ngay trong nước - đó là sụp đổ niềm tin. 

Ngọc Việt

 Trở về
Các bài viết khác:

TIN MỚI

TIỆN ÍCH
Giờ tại Sydney

TỶ GIÁ
Nguồn: vnexpress.net
Quảng cáo Quảng cáo

Dành cho quảng cáo