Hôm nay thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024
Ba Lan chi tiền để quân Mỹ hiện diện vĩnh viễn (19/09/2018 07:54 AM)
Đan Nguyên

Để chống tại sự mối đe dọa từ Nga, Ba Lan sẵn sàng chi cả tỉ USD giúp quân đội Mỹ xây dựng căn cứ và hiện diện vĩnh viễn.


Binh sĩ Mỹ.
Binh sĩ Mỹ.

Theo Reuters, hôm 18/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, ông sẽ xem xét đề nghị của Ba Lan về việc cho phép quân Mỹ đồn trú vĩnh viễn. Việc xem xét kế hoạch triển khai quân đồn trú lâu dài của Mỹ nhằm chia sẻ rằng lo ngại của Ba Lan về Nga là có thật.

Tổng thống Trump cũng đánh giá cao việc Tổng thống Duda muốn Ba Lan sẽ góp 2 tỉ USD để xây dựng căn cứ quân sự này.

"Chúng tôi đang xem xét chuyện này nghiêm túc, tôi biết Ba Lan thích ý tưởng và chúng tôi sẽ xem xét kỹ ý tưởng này", ông Trump nói trong cuộc họp báo.

Cùng với tuyên bố của Tổng thống Trump, quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Ba Lan, Antoni Macherevich đã tiết lộ về kế hoạch này và số quân Mỹ đồn trú có thể mang lại sự yên tâm cho nước này trước "mối đe dọa" từ phía Nga.

Cụ thể, Warsaw muốn có ít nhất hai sư đoàn của Mỹ hiện diện lâu dài trên lãnh thổ mình. "Nhìn từ góc độ phòng thủ thành công cho Ba Lan thì chắc phải có ít nhất hai sư đoàn", vị quan chức này tuyên bố và cho biết rằng, con số lính Mỹ hiện diện chừng đó ở Ba Lan là không mâu thuẫn với bất kỳ cam kết các quốc tế nào, kể cả là với Nga.

Theo ông, từ góc độ các văn kiện cơ bản đã ký giữa NATO với Liên bang Nga sau khi Liên bang Xô viết tan rã, qui định khả năng triển khai các lực lượng của NATO và Mỹ ở Ba Lan, quân số như vậy là không trái với bất kỳ điều khoản nào, nhưng đó cũng là giới hạn cuối cùng,

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan nói rằng, tất nhiên là để đối phó với Nga, con số hai sư đoàn là không nhiều nhưng cũng đủ con số nước này thấy cần thiết, hơn nữa, Mỹ cũng không thể bố trí số lượng quân lớn hơn.

Việc Ba Lan tin tưởng rằng, hai sư đoàn quân Mỹ sẽ bảo đảm cầm chân được quân Nga thực sự là điều khó hiểu bởi trên thực tế, nếu quân Nga từ Kanilingrad và qua đường Belarus đánh sang nước này thì quân đội Ba Lan và 2 sư đoàn Mỹ-NATO đó không trụ được quá 1 ngày.

Do đó, các chuyên gia cho rằng, có lẽ nước này tin tưởng là sự hiện diện của quân đội đồng minh sẽ là tấm lá chắn khiến Moscow phải chùn bước. Sự có mặt của tiểu đoàn NATO chỉ có ý nghĩa răn đe khiến Nga không dám đánh tới chứ không phải do thực lực chiến đấu của đơn vị này.

Cơ sở để Wazsava tin tưởng vào điều đó chính là một trong những nguyên tắc sáng lập của NATO là phòng thủ tập thể, nằm trong điều khoản thứ 5 của Hiệp ước Washington 1949 (còn gọi là Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương), nhằm đáp trả những hành động gây hấn vào 1 quốc gia trong khối.

Tuy nhiên, Điều 5 Hiệp ước NATO không quy định bắt buộc phải đáp trả quân sự, mà nếu có, nó phải nhận được sự đồng thuận của cả 28 quốc gia thành viên. Liệu có nước nào đồng ý áp dụng hành động quân sự đối với cường quốc quân sự (cả vũ khí hạt nhân lẫn thông thường) như Nga, kể cả là Mỹ!

Chỉ cần 1 nước không chấp thuận thì NATO không thể điều quân đánh nhau với Nga. Lúc này, các thành viên chỉ có thể dùng tư cách cá nhân để trợ giúp quân sự cho Ba Lan, nhưng không rõ có quốc gia nào dám đương đầu với “Gấu” Nga để cứu nước này hay không.

Do đó, rất ít khả năng NATO đáp trả quân sự, mà chỉ đơn thuần là hành động “phản đối ngoại giao gay gắt”. Do đó, 2 sư đoàn hoặc thậm chí là quân đội của toàn khối có đóng ở Ba Lan cũng không đủ để bảo vệ nước này trước những hành động quân sự của Nga.

Nhưng Nga luôn khẳng định rằng, nước này không bao giờ có ý định vô cớ tấn công một quốc gia NATO hay xâm lược châu Âu, đây chỉ là những luận thuyết của phương Tây để ngụy biện cho chiến lược Đông tiến, nhằm siết chặt vòng vây xung quanh nước Nga mà thôi.

Đan Nguyên

 Trở về
Các bài viết khác:

TIN MỚI

TIỆN ÍCH
Giờ tại Sydney

TỶ GIÁ
Nguồn: vnexpress.net
Quảng cáo Quảng cáo

Dành cho quảng cáo