Hôm nay thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024
Ông Trump đã biết lo sợ (18/10/2018 07:31 AM)
Ngọc Việt

Khi Tổng thống Trump yêu cầu cắt giảm chi tiêu công cho thấy ông thực sự lo sợ mức thâm hụt kỷ lục của ngân sách liên bang, song ông bị động.. .


Tổng thống Trump không dễ dàng giúp cho "Nước Mỹ vĩ đại trở lại"
Tổng thống Trump không dễ dàng giúp cho "Nước Mỹ vĩ đại trở lại"

Tổng thống Trump chính thức nêu kế hoạch cắt giảm chi tiêu công vì ngân sách thâm hụt kỷ lục

Phát biểu với báo giới trước cuộc họp nội các tại Nhà Trắng ngày 17/10, Tổng thống  Donald Trump cho hay sẽ yêu cầu các cơ quan chính phủ phải có biện pháp để cắt giảm 5% tổng chi tiêu trong năm tài khoá 2019.

Vị tổng thống doanh nhân của nước Mỹ cho biết mức cắt giảm 5% chi tiêu công là "hoàn toàn có thể thực hiện được", dù ông vẫn "để thòng" rằng "không ngoại trừ có thể có một ngoại lệ đặc biệt".

Dự định của người đứng đầu Nhà Trắng được tiết lộ sau khi Bộ Tài chính Mỹ ngày 15/10 công bố thâm hụt ngân sách liên bang lên tới 779 tỷ USD trong năm tài khóa 2018 kết thúc vào ngày 30/9.

Đây là mức kỷ lục từ năm 2012.

Theo số liệu của Bộ tài chính Mỹ, trong năm tài khoá 2018, tổng thu ngân sách của Mỹ đạt 3.300 tỷ USD, tổng chi ngân sách của Mỹ  4.079 tỷ USD. Điều này khiến cho mức thấp hụt ngân sách liên bang tăng tới 17% so với năm tài khoá 2017. 

Tính theo GDP, thâm hụt ngân sách Mỹ trong năm tài khóa 2018 tăng tới 9%, tăng mạnh so với mức 3,5% trong năm tài khóa 2017. Trong khi đó, mức thâm hụt ngân sách liên bang trung bình trong 40 năm qua của Mỹ là 3,2% GDP.

Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ cảnh báo tình trạng thâm hụt ngân sách liên tục gia tăng sẽ khiến mức nợ công của nước này tăng mạnh trong 30 năm tới, nếu các đạo luật hiện hành không được điều chỉnh.

Tuần trước, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, ông Kevin Hassett cho biết chính phủ Mỹ sẽ sớm công bố các biện pháp giải quyết tình trạng thâm hụt ngân sách liên bang hiện nay.

Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại có vẻ rất bình thản trước việc thâm hụt ngân sách đạt kỷ lục, khi khẳng định ông và Đảng Cộng hòa đang dùng việc cắt giảm thuế như một cú huých cho tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.

"Chúng tôi đã tạo ra hàng triệu việc làm mới, điều này sẽ làm kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh. Đây là bước quan trọng tiến tới sự bền vững trong tài khóa dài hạn, không phải chỉ tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn".

Theo quan điểm của người đứng đầu Nhà Trắng, dường như thâm hụt ngân sách chỉ là tác động tiêu cực từ những hiện tượng không bền vững trong ngắn hạn - điều mà chính quyền của ông không quan tâm.

Song nay vị tổng thống doanh nhân không thể bình thản và không quan tâm được nữa. Khi yêu cầu các bộ ngành chuẩn bị các biện pháp cắt giảm tới 5% chi tiêu công, cho thấy người đứng đầu chính phủ Mỹ đã thực sự quan ngại về thâm hụt ngân sách.

Ong Trump da biet lo so
Ông Trump đón nhận di sản từ chính sách kích thích tăng trưởng bằng giá tăng nợ vay của ông Obama

Điều này là lẽ đương nhiên, bởi tình hình tài chính công bất ổn thì các kế hoạch của chính quyền Trump sẽ không thể triển khai được, trong đó có việc cắt giảm thuế, hoặc sẽ không đạt hiệu quả. Bởi tất cả các kế hoạch của ông Trump đều cần tới tiền.

Vì cho rằng cắt giảm thuế và chi tiêu công gia tăng là nguyên nhân chính khiến thâm hụt ngân sách liên băng tăng kỷ lục, mà nếu dừng việc cắt giảm thuế thì sẽ là thảm hoạ với nền tảng quyền lực, nên Tổng thống Trump hướng tới cắt giảm chi tiêu công.

Cắt giảm chi tiêu công, ông Trump không thể giải quyết được bài toán thâm hụt ngân sách liên bang

Giới phân tích cho rằng, chi tiêu của chính phủ tăng cộng với chi phí lãi vay nợ công tăng và chính sách cắt giảm thuế của chính phủ Trump không phải là nguyên nhân chính khiến cho thâm hụt ngân sách liên bang của Mỹ tăng kỷ lục.

Mà căn nguyên của vấn để nằm ở chính sách kích thích tăng trưởng bằng gia tăng nợ vay của các chính quyền Mỹ ở hai thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, đặc biệt là chính quyền Obama và chính quyền Trump hiện nay.

Việc thâm hụt ngân sách liên bang của Mỹ đạt kỷ lục trong năm tài khoá 2018 là do hai hiệu ứng trái chiều : Tổng thu ngân sách giảm và Tổng chi ngân sách tăng. Như vậy, giảm chi chỉ là giải pháp chữa cháy, tăng thu mới là giải pháp căn cơ.

Tuy nhiên, chính sách của chính quyền Trump dường như lại hạn chế hiệu quả của giải pháp chữa cháy và vô hiệu hoá giải pháp căn cơ. Vì vậy, bài toán thâm hụt ngân sách của Mỹ chưa thể có lời giải khi ông Trump yêu cầu cắt giảm chi tiêu công.

Có thể thấy rằng tăng trưởng dựa trên nợ vay chỉ đạt hiệu quả trong trường hợp kinh tế tăng trưởng mạnh, ngược lại sẽ có hậu quả - thậm chí là thảm hoạ - nếu kinh tế có tốc độ tăng trưởng thấp hoặc suy thoái. Kinh tế Mỹ nằm ở trường hợp thứ hai.

Hiện nay lãi suất cơ bản của FED đã lên đến 2,25%, trong khi kinh tế Mỹ năm 2017 tăng trưởng 3,1%. Như vậy, hệ thống doanh nghiệp Mỹ chỉ còn 0,85% để vùng vẫy và luôn nằm ở thế mong manh giữa lời giả-lỗ thật.

Ong Trump da biet lo so
Doanh nghiệp Mỹ nằm ở thế mong manh giữa lời giả-lỗ thật

Rõ ràng để đảm bảo mức độ an toàn chi hệ thống doanh nghiệp Mỹ thì chính sách của chính phủ Mỹ phải giúp kéo giãn hệ số mong manh giữa lời giả-lỗ thật cho hệ thống doanh nghiệp Mỹ.

Lãi suất cơ bản thuộc về FED nên chính quyền Trump chỉ còn mỗi lựa chọn là kích thích tăng trưởng. Mà để tăng trưởng thì doanh nghiệp phải tối thiểu hoá giá thành, trong đó có đầu vào nguyên phụ liệu, chi phí tiền lương, chi phí thuế và tăng đầu ra.

Ông Trump thực hiện cắt giảm thuế là một biện pháp giúp doanh nghiệp Mỹ giảm giá thành sản phẩm-dịch vụ, tuy nhiên vị tổng thống doanh nhân lại thực hiện chính thuế quan gây xung đột thương mại, khiến cho đầu vào nguyên liệu có nguy cơ tăng cao.

Trong khi đó, chính sách tạo việc làm như con dao hai lưỡi với doanh nghiệp, bởi tỉ lệ thất nghiệp thấp đồng nghĩa khan hiếm lao động - việc chờ người - buộc các doanh nghiệp phải tăng chi phí tiền lương để có thể tuyển dụng được lao động.

Vậy là chi phí đầu vào cho các sản phẩm-dịch vụ của hệ thống doanh nghiệp Mỹ là "2 tăng 1 giảm", lúc này hệ số tăng trưởng sẽ phụ thuộc vào giá trị đầu ra của sản phẩm-dịch vụ và chi phí đầu ra.

Song chính sách thương mại xung đột của ông Trump đã khiến cho hệ thống doanh nghiệp Mỹ phải đối mặt với giảm giá trị đầu ra cho sản phẩm-dịch và phải tăng chi phí đầu ra để có thể cạnh tranh với hàng giá rẻ Trung Quốc.

Và không chỉ cạnh trang với hàng hoá giá rẻ từ Trung Quốc, cách doanh nghiệp Mỹ còn phải cạnh tranh với hàng hoá từ các quốc gia bị thiệt hại bởi chính sách thuế quan của ông Trump và thực hiện việc trả đũa.

Ong Trump da lo so muc tham hut ngan sach ky luc
Doanh nghiệp Mỹ gặp khó khăn khi các đối thủ trả đũa chính sách của Trump

Nếu tỷ lệ Nợ vay/Vốn sở hữu của doanh nghiệp Mỹ nhỏ thì vấn đề không quá tệ hại, song với chính sách kích thích tăng trưởng dựa trên gia tăng nợ vay nên tình hình tài chính doanh nghiệp Mỹ rất nguy hiểm trong bố cảnh hệ số tăng trưởng chỉ còn 0,85%.

Mà tình hình tài chính doanh nghiệp Mỹ không khả quan thì nguồn thu ngân sách của chính phủ Mỹ chắc chắn sẽ giảm và điều đó thể hiện rõ nhất khi thu thuế nội địa của Mỹ trong năm tài chính 2018 đã giảm kỷ lục.

Vì vậy, Tổng thống Trump có thực hiện việc giảm chi tiêu công thì cũng không giải quyết được bài toán thâm hụt ngân sách kỷ lục, mà phải bắt đầu từ việc thay đổi chính sách kích thích tăng trưởng dựa trên gia tăng nợ vay.

Theo giới phân tích, khi vị tổng thống doanh nhân yêu cầu cắt giảm chi tiêu công cho thấy ông đã thực sự lo sợ việc ngân sách liên bang thâm hụt kỷ lục, song phản ứng của ông mang tính bị động nên khó hy vọng có kết quả khả quan.

Ngọc Việt

 Trở về
Các bài viết khác:

TIN MỚI

TIỆN ÍCH
Giờ tại Sydney

TỶ GIÁ
Nguồn: vnexpress.net
Quảng cáo Quảng cáo

Dành cho quảng cáo