Hôm nay thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024
Mâu thuẫn cảnh báo về chip gián điệp Trung Quốc (05/10/2018 07:46 AM)
Tú Khuyên

Mục tiêu các microchip là tìm kiếm bí mật thương mại của doanh nghiệp và dữ liệu an ninh quốc gia được trữ trong mạng máy tính của nhà thầu.


Con chip gián điệp chỉ to bằng hột gạo.
Con chip gián điệp chỉ to bằng hột gạo.

Trang Bloomberg Businessweek dẫn nguồn tin từ chính phủ và các công ty của Mỹ cho biết, tin tặc Trung Quốc đã cấy các vi mạch có kích cỡ khoảng một hạt gạo (microchip) vào nhiều máy chủ, mở đường đến nhiều trung tâm dữ liệu của một số  doanh nghiệpMỹ  lớn nhất thế giới, trong đó có Amazon.com và Apple.

Ngoài Amazon và Apple, danh sách các hãng bị ảnh hưởng gồm gần 30 doanh nghiệp, trong đó có một ngân hàng lớn và nhiều nhà thầu cho chính phủ. Theo một quan chức Mỹ, mục tiêu của các microchip là tìm kiếm bí mật thương mại nhạy cảm của doanh nghiệp và dữ liệu an ninh quốc gia được trữ trong mạng máy tính của nhà thầu cho chính phủ.

Bên cạnh đó, các nhà điều tra của Mỹ còn cho rằng, cuộc tấn công này còn nghiêm trọng hơn nhiều cuộc tấn công bằng phần mềm vào các máy chủ của các công ty trước đó đã bị phát hiện.

Microchip này còn có khả năng phá hoại hơn các loại phần mềm hacks trước đây, hơn nữa nó cũng rất khó bị phát hiện. Chính vì vậy mà sự tồn tại của nó trong các máy chủ cũng lâu hơn.

Theo cựu tình báo Mỹ - Edward Snowden, có hai cách để cài được microchip vào máy tính. Cách thứ nhất chính là cài trực tiếp vào các thiết bị máy tính khi nó được chuyển từ nhà sản xuất đến tay người dùng, cách thứ hai chính là thay đổi một số cấu trúc máy tính ngay từ khi sản xuất.

Cũng theo vị cựu tình báo này, quốc gia có thể thực hiện điều này dễ dàng chỉ có thể là Trung Quốc, bởi ước tính hiện tại 75% số linh kiện điện thoại và 90% linh kiện máy tính đều xuất sứ từ nước này.

Tuy nhiên, để thực hiện thành công việc cài các vi mạch vào sản phẩm thì các nhà sản xuất phải hiểu rõ thiết kế của sản phẩm, các thành phần được sản xuất tại nhà máy. Đặc biệt, phải giúp cho những microchip vượt qua được bài kiểm tra sản phẩm trước khi đến tay người sử dụng.

Joe Grand - người sáng lập của Grand Idea Studio Inc. cho biết: "Nếu bề mặt phẩn cứng được cấy ghép tốt nó sẽ giống như chứng kiến ​​một con kỳ lân nhảy qua cầu vồng. Phần cứng này sẽ được coi là một radar cho kẻ theo dõi, điều này cũng được coi là một loại ma thuật đen trong nghành công nghệ".

Theo nguồn tin Mỹ, gián điệp từ một đơn vị của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đưa chip vào phần cứng trong quá trình sản xuất. Các cơ quan Mỹ truy từ chip về đến nhà máy sản xuất theo hợp đồng, chuyên sản xuất bo mạch chính của máy tính cho doanh nghiệp có tên Super Micro Computer, tọa lạc ở thành phố San Jose, bang California (Mỹ).

Super Micro được thành lập năm 1993, làm việc với nhiều nhà thầu Trung Quốc và có hơn 900 khách hàng ở 100 nước tính đến năm 2015, thời điểm cuộc tấn công diễn ra. Hãng mở đường cho sự xâm nhập vào nhiều mục tiêu nhạy cảm.

Tuy nhiên, hiện tại ba hãng Super Micro, Amazon và Apple đều lên tiếng phủ nhận thông tin do Bloomberg Businessweek đăng tải. Họ khẳng định không tìm thấy loại microchip như bài viết khẳng định. Apple đặc biệt thể hiện thái độ thất vọng mạnh mẽ, cho rằng nguồn tin của Bloomberg có thể sai hay không có thông tin chính xác.

Dù vậy hãng tin Mỹ cho biết dẫn chứng trong bài điều tra được dựa trên một năm thu thập, báo cáo thông tin, hơn 100 cuộc phỏng vấn, trong đó có phỏng vấn một số quan chức an ninh quốc gia cấp cao và nhân viên nội bộ của Amazon, Apple. Có 17 người xác nhận việc phần cứng của Super Micro bị thao túng và nhiều yếu tố khác của vụ tấn công.

Tú Khuyên

 Trở về
Các bài viết khác:

TIN MỚI

TIỆN ÍCH
Giờ tại Sydney

TỶ GIÁ
Nguồn: vnexpress.net
Quảng cáo Quảng cáo

Dành cho quảng cáo