Hôm nay thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024
Mỹ chặn đứng Nga ở Trung Đông (12/01/2018 11:59 AM)
Thành Minh

Nga đã kiểm soát được nửa phía Bắc và chỉ cần mở rộng ảnh hưởng xuống nửa phía Nam có thể trở thành cường quốc thống trị lục địa Á-Âu.


Vùng đất trung tâm (Pivot Area - Heartlan) theo lý thuyết của Mackinder năm 1904
Vùng đất trung tâm (Pivot Area - Heartlan) theo lý thuyết của Mackinder năm 1904



Vòng tròn đồng tâm của Nga

Từ đầu thế kỷ XX, nhà địa chiến lược người Anh John Mackinder đã coi lục địa Á-Âu như “đảo-thế giới” (worl-island) với vùng “đất trung tâm” kéo dài từ sông Volga tới sông Dương Tử và từ dãy Himalaya tới Bắc Cực.

Theo Mackinder, ai kiểm soát được trung tâm của “đảo-thế giới” (bao gồm miền Trung và miền Nam nước Nga, phía Tây và phía Bắc Trung Đông, Trung Á) thì có thể kiểm soát được lục địa Á-Âu, từ đó trở thành bá chủ thế giới.

Trong 5 quốc gia ở trục địa lý được Brzezinski mô tả, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran ở Trung Đông cũng được nằm trong danh sách, Azerbaijan cũng được tính là một phần của “Đại Trung Đông” theo nghĩa rộng.

Nếu theo lý thuyết này, Nga đã chiếm được quyền điều khiển nửa phía Bắc của “đảo-thế giới”, chỉ cần mở rộng thêm ảnh hưởng ở nửa phía Nam, họ có thể trở thành cường quốc thống trị lục địa Á-Âu.

Trên thực tế, Trung Đông luôn là một trong những mục tiêu chiến lược quan trọng của Nga, truyền thống ngoại giao nước lớn trong 300 năm đã rèn đúc cho Nga “nghệ thuật đọ sức” địa chính trị thành thạo.

Ngay từ thời Peter Đại đế những năm đầu thế kỷ XVIII, qua cuộc chiến với Ba Tư, Nga đã giành được vùng đất rộng lớn ở bờ Tây và bờ Nam biển Caspi, vươn dài tới khu vực Trung Đông.

“Lời di chúc của Peter Đại đế” trong huyền thoại thậm chí còn yêu cầu Sa hoàng trong tương lai phải chinh phục Ba Tư, tiến đến Ấn Độ.

Tính xác thực của “lời di chúc” từng bị nghi vấn, nhưng các Sa hoàng Nga sau này đều lập kế hoạch chiến lược theo lời di chúc, tiếp tục thâm nhập về phía Nam. Trong thời kỳ Liên Xô, Trung Đông đã trở thành vũ đài quan trọng để Mỹ và Liên Xô tranh giành quyền bá chủ.

Có ý kiến cho rằng Nga đã tận dụng “Mùa xuân Arab” năm 2011 và sự xuất hiện của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng để can thiệp vào Trung Đông, thành công trong việc tiếp quản quyền lực của Mỹ.

My chan dung Nga o Trung Dong
Phi công và máy bay chiến đấu của Nga ở Syria

Thông qua sự hợp tác, phối hợp quân sự, hợp tác năng lượng và thương mại, Nga và Iran đã củng cố mối quan hệ đồng minh, hai nước còn có kế hoạch thiết lập “hành lang vận tải quốc tế Bắc-Nam”, xây dựng tuyến đường từ Nga tới Trung Đông.

Quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ có rất nhiều tiến triển, sự phối hợp, hợp tác năng lượng và công nghệ quốc phòng giữa hai bên tiếp tục mở rộng.

Quốc vương Saudi Arabia có chuyến thăm Nga đầu tiên trong lịch sử, hai bên đã ký các thỏa thuận đầu tư có giá trị lớn, hợp tác công nghệ quốc phòng giữa hai bên cũng được tăng cường.

Nga đã thành lập được mạng lưới “vòng tròn đồng tâm” ở Trung Đông lấy Syria làm trụ cột, Iran là đồng minh chính, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ là các đối tác, phối hợp với các quan hệ nước lớn khác.

Ảnh hưởng của Nga ở Trung Đông đã tăng lên mức cao nhất kể từ khi Liên Xô tan rã, trở thành lực lượng bên ngoài chủ yếu nhất ở khu vực phía Bắc Trung Đông và trọng tài quan trọng của cục diện Trung Đông.

Chiến thắng một nửa

Theo giới phân tích, Nga đã gặt hái được rất nhiều thành công ở Trung Đông, nhưng cùng với sự sắp đặt chiến lược của Moscow được thúc đẩy theo chiều sâu và sự biến động tình hình, chiến lược của Nga ở Trung Đông cũng phải đối mặt với nhiều thách thức.

Yếu tố đầu tiên là tình hình chính trị và tái thiết Syria sau chiến tranh gặp nhiều khó khăn. Khôi phục trật tự ở Syria, thúc đẩy tái thiết sau chiến tranh chắc chắn là một nhiệm vụ vô cùng nặng nề.

Nhà phân tích Alexey Malashenko, chuyên gia Trung Đông của Văn phòng Moscow thuộc Trung tâm Carnegie cho rằng Nga đang ở trong “cái bẫy” vô tận, rất khó để hối thúc các bên đạt được sự đồng thuận về vấn đề Syria, và cũng không có khả năng một mình gánh vác chi phí tái thiết Syria.

My chan dung Nga o Trung Dong
Binh sĩ Nga tại một khu phố đổ nát ở thành phố Aleppo, Syria

Đáng chú ý, Mỹ sẽ không “bỏ mặc” Syria.

Trong 2 năm trở lại đây, mặc dù Nga và Mỹ có các cuộc đọ sức quyết liệt ở Trung Đông, nhưng nhìn chung vẫn duy trì xu thế đọ sức nhưng không phá loại lẫn nhau thậm chí là sự hợp tác có giới hạn.

Điều nguy hiểm ở chỗ cùng với sự tháo chạy của “kẻ thù chung” IS, mâu thuẫn giữa Nga và Mỹ ở Trung Đông có thể gay gắt hơn.

Theo tuyên bố chính thức của Bộ Quốc phòng Mỹ, quân đội Mỹ triển khai 503 quân ở Syria. Tuy nhiên cách đây không lâu Reuters trích dẫn lời của quan chức quân đội Mỹ cho biết số quân Mỹ thực tế tại Syria là 2.000 người.

Bộ trưởng Quốc phòng Mattis từng nói để tránh sự xuất hiện của một Nhà nước Hồi giáo mới, Mỹ sẽ không từ bỏ Syria, và trên thực tế điều này cũng có nghĩa là Mỹ sẽ không rút quân khỏi Syria.

Mặc dù ảnh hưởng của Nga ở Trung Đông đã tăng nhanh, nhưng điều này không có nghĩa là mang lại lợi thế cạnh tranh với Mỹ. Mỹ có hệ thống đồng minh hoàn chỉnh ở Trung Đông, và là người tham gia về chính trị, quân sự chủ yếu nhất ở khu vực này.

Do hạn chế về sức mạnh quốc gia, Nga không thể cạnh tranh với Mỹ về phương diện này, nên cũng đã xác định mình là người hòa giải ở Trung Đông, thông qua lấy thành quả Syria để mở rộng ra nơi khác.

Nga dựa vào ngoại giao, sự đầu tư quân sự và buôn bán vũ khí có hạn để mở rộng ảnh hưởng.

My chan dung Nga o Trung Dong
Mỹ có nhiều cách để ngăn chặn Nga tại Trung Đông

Giới phân tích Mỹ cho rằng cái mà Nga đang cung cấp là các giao dịch, chứ không phải chiến lược. Mối quan hệ căng thẳng giữa Nga với nhiều nước Trung Đông vẫn tồn tại, trong khi việc bán vũ khí không thể thay thế cho quan hệ chính trị sâu sắc, mà quan hệ chính trị sâu sắc là cái mà Mỹ có thể cung cấp.

Trở lại với cuộc chiến Syria, đối với Nga, những gì có thể thu hoạch trên chiến trường về cơ bản đều đã đạt được, vấn đề cần phải giải quyết là làm thế nào chuyển những lợi thế này thành các sắp đặt chính trị, củng cố quyền kiểm soát của Chính quyền Bashar al-Assad đối với Syria, bảo vệ điểm tựa chiến lược của Nga ở Trung Đông.

Với lợi thế trên chiến trường, Nga đã cùng Iran và Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập được 4 vùng “giảm căng thẳng” ở Syria, sau đó buộc Mỹ phải thừa nhận sự sắp xếp này.

Nga cũng thành công trong việc giới hạn phe đối lập trong khu vực có thể kiểm soát để họ không thể đảo ngược tình hình. Kể từ đó, quân đội chính phủ và phe đối lập không xảy ra giao tranh trên quy mô lớn.

Sự yên bình hiếm hoi của Syria và thắng lợi trong cuộc chiến chống khủng bố cũng đã giúp Nga xây dựng được hình ảnh “người trọng tài ở Trung Đông”.

Điều này cho thấy không có một chiến thắng hoàn toàn cho người Nga dù quân đội nước này đã “khải hoàn” từ Syria.

Thành Minh

 Trở về
Các bài viết khác:

TIN MỚI

TIỆN ÍCH
Giờ tại Sydney

TỶ GIÁ
Nguồn: vnexpress.net
Quảng cáo Quảng cáo

Dành cho quảng cáo