Hôm nay thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024
VFF & VPF "chiến" nhau: Bao giờ bóng đá Việt chuyên nghiệp? (21/02/2012 20:41 PM)

Ngọc Diệp

Trong khoảng 12 năm khoác lên mình tấm áo "chuyên nghiệp", nhưng ở năm thứ 12 người ta thấy sự hỗn loạn của nền bóng đá đang cố nâng tầm mình lên cho "bằng vai phải lứa".

Đằng sau cái bắt tay này có phải là sự hợp tác?
Đằng sau cái bắt tay này có phải là sự hợp tác?

Nếu như hai tổ chức VFF &VPF cứ tiếp tục "chiến đấu" thì đến lúc nào bóng đá Việt Nam mới thực sự chuyên nghiệp hay đạt tới trình độ... ngoại hạng, như người ta vẫn hay vẽ vời!

Cả giải vô địch quốc gia và hạng nhất đều đã trải qua 6 vòng đấu, điều đó có nghĩa 1/2 chặng đường của lượt đi đã trôi qua. Nhưng với những gì đã diễn ra trên sân bóng và trong hậu trường thì quả như người ta đã nói nhiều lần bóng đá Việt Nam đang là bãi chiến trường thực sự.

Khi mới diễn ra một hay hai vòng đấu đầu tiên, nhiều người còn thông cảm rằng vấn đề "bản quyền truyền hình" vẫn chưa được làm rõ, nên giải đấu vẫn còn "lôm côm" cũng là điều có thể châm trước.

Nhưng tới nay, khi bản hợp đồng giữa VFF và AVG đã được Thanh tra của Bộ VH-TT-DL kết luận, hoàn toàn đúng luật. Thì chẳng còn một lý do gì để mang ra biện minh cho sự nghiệp dư của một nền bóng đá.

Tại sao lại nói nền bóng đá của chúng ta đang nghiệp dư? Câu trả lời thật đơn giản, khi ngay cái tên giải đấu vẫn chưa được các bên thống nhất là V-League hay Super League. Rồi mùa bóng chuyên nghiệp 2012 nhưng lại lấy cái quy chế của năm 2011 ra áp dụng. Ở dưới sân, thì vấn đề như nạn bạo lực sân cỏ, công tác trọng tài, cổ động viên hành xử như những hooligan thực thụ… vẫn diễn ra nhức nhối như một căn bệnh “thâm căn cố đế”.

Thậm chí, chẳng nền bóng đá chuyên nghiệp nào chấp nhận một Cty được thành lập ra để phục vụ cho liên đoàn bóng giá quốc gia lại đòi "bằng vai phải lứa" với tổ chức đã “đẻ ra mình” cả. Chính bởi sự “vượt mặt” của VPF, mà đôi khi khiến người ta tưởng rằng “đứa con” VPF đang làm thay công việc của “người cha” VFF. Do đó, “người cha” VFF cần phải thể hiện trách nhiệm rõ ràng hơn với nền bóng đá nước nhà , nếu như không muốn bị vô hiệu hóa.

Với lý lẽ như vậy, ngay lúc này nền bóng đá của chúng ta phải thay đổi và bắt tay vào công việc cụ thể nhằm chuyên nghiệp hóa nền bóng đá nếu như không muốn sự nghiệp dư hóa đã trải qua hơn 11 năm khoác lên mình "tấm áo chuyên nghiệp".

Muốn như vậy, nhất thiết VFF phải thể hiện được mình là "ông chủ" trước người đến làm thuê VPF. Để giải đấu có thể danh chính ngôn thuận có một cái qui chế bóng đá và cái tên sao cho "ra tấm ra món". Rồi những vấn nạn ở dưới sân cỏ phải có biện pháp khắc phục dần dần.

Chứ không thể để tình trạng "cấp trên" bảo đổi tên, nhưng cấp dưới lại chống chế: "đổi tên vào lúc này là một việc rất khó khăn". Rồi cấp trên ngồi đợi cấp dưới trình cái điều lệ thi đấu để xem xét, nhưng cấp dưới đã gửi "tót" lên Tổng cục TDTT để xin xét duyệt.

Nếu không thể cải thiện được tình hình "trên bảo dưới không nghe" thì lấy đâu ra cơ sở để khẳng định nền bóng đá của chúng ta sẽ phát triển theo hướng chuyên nghiệp?. Khi các cơ quan quản lý nhà nước không được cấp dưới tôn trọng trong các quyết định mà mình đã đưa ra.

Ngọc Diệp

 Trở về
Các bài viết khác:

TIN MỚI

TIỆN ÍCH
Giờ tại Sydney

TỶ GIÁ
Nguồn: vnexpress.net
Quảng cáo Quảng cáo

Dành cho quảng cáo